Chương 158: Lấy được thứ mình cần

Ngược về thời Minh

Nguyệt Quan 14-02-2024 22:49:15

Lập tức lời nói của Dương Lăng khiến Lý Đông Dương sững sờ. Tại thời điểm này, cho dù là ông thì trước mặt đồng liêu hảo hữu cũng không dám bình luận về Bát Hổ và Tiêu Phương một cách không hề kiêng nể như vậy cả. Dương Lăng cùng bè phái với Bát Hổ và Tiêu Phương mà lại dám buông lời thẳng thắn trước mặt mình như vậy, y điên rồi sao? Sắc mặt Lý Đông Dương không ngừng thay đổi, chốc sau mới khẽ cười nói: - Dương đại nhân nói chuyện như vậy, chẳng lẽ không sợ người trong Nội đình và Tiêu đại học sĩ sẽ trở mặt thành thù với đại nhân hay sao? Dương Lăng bật cười hắc hắc, nói: - Nếu Lý đại học sĩ không sợ bị người ta quy là tiểu nhân vu khống, chia rẽ ly gián thì cứ việc nói cho bọn họ biết đi. Lý Đông Dương thoáng sững ra rồi bỗng ngửa mặt lên trời cười lớn. Dương Lăng mỉm cười nhìn ông: hai người đã truyện trò trong phòng kín, bất luận thành thật với nhau như thế nào thì những lời này đều không thể dùng làm chứng cứ truyền ra ngoài gây ảnh hưởng đến thanh danh và quan uy của bọn họ. Dương Lăng đã có thể thẳng thắn như vậy, Lý Đông Dương đương nhiên cũng không cần phải úy kị nữa. Quả nhiên, cười thư sướng xong, Lý Đông Dương vỗ tay nói: - Đến ngày hôm nay còn có thể nghe được lời sướng lòng mát dạ như vậy, lại được thốt ra từ miệng Dương đại nhân thực khiến lão phu kinh ngạc. Dương đại nhân hôm nay đến thăm, chẳng hay mục đích là chi, xin hãy nói thẳng. Dương Lăng mỉm cười nói: - Lẽ phải hay chính nghĩa, nói cho cùng chẳng qua là vì chữ lợi trong đó mà thôi. Có cái lợi của nước nhà, cái lợi của bá tánh, và cái lợi của cá nhân. Hôm nay hạ quan đến bái kiến đại nhân chính là muốn vì triều đình, vì bá tánh mà mưu lợi. Ánh mắt Lý Đông Dương thoáng tập trung lại. Ông chăm chú nhìn y hỏi: - Lời này của Dương đại nhân là có ý gì? Dương Lăng hít sâu vào một hơi rồi nói: - Hạ quan từ Giang Nam trở về, cảm thấy rằng vùng đất giàu có sung túc từ xưa như Giang Nam nếu chỉ dựa vào ruộng nương thì đã không thể phát triển thêm nữa. Thương nhân Giang Nam tuy nhiều nhưng sản vật tinh mỹ thì chỉ có thân sĩ phú hào các nơi mới có thể tiêu thụ nổi, vướng phải hạn chế này nên rất ít dân chúng được nhờ (ơn ấy). Thêm nữa, giặc Oa lộng hành vùng duyên hải, dẫu chưa thành mối hoạ ngầm nhưng dân chúng Đại Minh chịu nhiều quấy nhiễu, trong khi triều đình trú đóng trọng binh ở duyên hải, nơi nơi bị động phòng ngự nhưng lại không thể ngăn được hết lũ giặc cướp ấy. Đại quân hao tài tốn của mà lại không thể cứu giúp bá tánh ven biển trong lửa bỏng dầu sôi, đủ loại tệ bệnh sinh ra cũng bởi từ cấm biển. Hạ quan cho rằng, nếu như giải cấm thông thương thì sẽ có thể diệt trừ căn nguyên của nạn giặc lùn vậy, và buôn lậu bất hợp pháp sẽ không còn chốn dung thân. Triều đình vừa có thể thêm được số thuế khổng lồ mà lê dân bá tánh cũng có thể kiếm lợi từ trong đó, vậy cớ sao lại không làm? Lý Đông Dương kinh ngạc vô cùng. Ông chỉ nghĩ rằng nay Dương Lăng nắm trọng quyền nên muốn làm nên chút thành tích để tạo dựng uy tín, song không ngờ y lại chọn con đường gian nan như vậy. Bãi bỏ bế môn tỏa cảng không hẳn đã là phương thuốc hoàn hảo vô khuyết nhưng so với cấm biển cấm thương thì tốt hơn rất nhiều. Ông chủ trì triều chính lâu năm, đứng trên bậc cao nhất này đương nhiên có thể thấy rõ mấu chốt quan trọng trong đó, nhưng muốn thúc đẩy chính sách này thì tương lai sẽ vấp phải muôn vàn trắc trở từ phía triều đình. Cho dù là khi ông và hai người Lưu, Tạ chủ trì triều chính, lại được vua Hoằng Trị hết sức tín nhiệm nhưng cũng biết nếu phí công mất lòng đi khuyên nhủ Hoàng đế giải cấm thông thương thì không khéo sẽ lại chuốc họa vào thân. Khi cùng Lưu, Tạ bàn luận riêng về triều chính, nghĩ đến những mấu chốt phức tạp trong lệnh cấm biển, Lý Đông Dương cũng không khỏi tặc lưỡi lắc đầu cho rằng giải trừ cấm biển là một hy vọng xa vời. Tuy bọn họ là những hiền thần tài giỏi nhưng cũng không ngờ hơn năm mươi năm sau, giải trừ hoàn toàn lệnh cấm biển đã trở thành nhiệm vụ cấp bách, hơn nữa dưới sự nhất trí đồng loạt của triều đình, Đại Minh đã thuận lợi thực thi nó. Có điều, quốc gia luôn thi hành biện pháp chính trị từng bước một cho nên hiệu quả thực tế khác xa một trời một vực, lúc đó đã hơi muộn. Lý Đông Dương khép mắt đưa chén trà lên môi rồi trầm ngâm không nói gì. Dương Lăng biết ông còn phải tiêu hoá lời nói vừa rồi và hơn nữa là suy đoán mục đích thật sự của mình khi đến đây, vì vậy chỉ lẳng lặng ngồi chờ không hề thúc giục. Một lúc sau, Lý Đông Dương mới hớp một ngụm trà rồi đặt chén xuống và mỉm cười nói: - Dương đại nhân cho rằng bình Oa định hải, cường quốc phú dân, giải trừ cấm biển là một liều thuốc hay ư? Dương Lăng thành khẩn nói: - Đại nhân, phương pháp cường quốc phú dân đương nhiên không chỉ có một, có điều giải trừ cấm biển thông thương vẫn có thể xem là một biện pháp tốt. Biển khơi nằm đó, bờ biển kéo dài vạn dặm, việc buôn bán giữa trong và ngoài nước thuỷ chung khó mà cấm tiệt. Những kẻ chế tạo thuyền hai cột muốn chém giết cũng chỉ có thể chặt chém dân chúng Đại Minh ta, cấm biển cũng chỉ có thể cấm dân chúng Đại Minh chúng ta. Thường có câu "dựa rừng nhờ rừng, dựa biển nhờ biển", biển cả giống như một cái chậu châu báu to, chỉ vì giặc lùn làm loạn mà vứt bỏ nó, kết quả bít đường buôn bán, thương nhân mất đi đường sống nên phải chuyển sang làm giặc. Hiện nay tần suất giặc Oa hoành hành so với khi mới cấm biển thì thế nào? Mỗi lúc một tăng. Vì lợi ích mà người ta làm giặc, lương dân vì lợi ích của mình mà cũng ra biển làm giặc. Đại nhân gia nhập nội các lâu năm, bạn cũ nhiều khắp thiên hạ, tai mắt linh thông, hẳn biết rằng cái gọi là "giặc Oa" đa phần đều là dân chúng Đại Minh ta. Ép dân làm giặc là một tội, mà trừ Oa chống giặc là một công, vì vậy chuyện quan lại duyên hải đổi trắng thay đen, che giấu sự thật đâu đâu cũng có. Giặc cướp và thương nhân đều là người, đều vì lợi mà đến. Thông chợ thì giặc cướp làm thương nhân, mà cấm chợ thì thương nhân chuyển sang làm giặc cướp. Ngày nào lệnh cấm biển chưa giải trừ thì họa ấy luôn luôn vẫn sẽ tồn tại. Đến nay mậu dịch triều cống chỉ giới hạn trong phạm vi triều đình, cho nên mậu dịch tư thương thịnh hành. Những thương nhân chuyên buôn bán trên biển và thân sĩ thế gia vùng duyên hải buôn lậu làm càn. Nếu bỏ bế môn tỏa cảng lại vừa đấm vừa xoa thanh trừ hải tặc ngoan cố, cho phép dân chúng ra biển buôn bán với Tây Dương và Đông Doanh (Nhật Bản) thì chẳng những có thể đập tan nạn giặc lùn mà thừa cơ hội này chúng ta còn có thể khiến cho bá tánh phồn vinh, quốc gia hưng thịnh, cớ sao lại không làm? Lý Đông Dương nhìn sang Dương Lăng, nghe y ăn nói đĩnh đạc, loáng thoáng biểu lộ ra vẻ tiếc nuối và lo lắng nên bất giác cũng hơi động lòng. Con người ở trước mặt này có lẽ giỏi về mưu mô, có lẽ xu nịnh quân thượng,nhưng chưa chắc đã không có hùng tâm báo đáp triều đình, tạo phước cho bá tánh muôn dân. Nếu y thật sự ham muốn quyền lợi thì lúc này đây y nên đặt tâm trí lên triều đình, lợi dụng sự rối ren trong triều mà không ngừng sắp đặt thân tín, thu phục nhân tâm, củng cố thế lực của chính mình, cớ gì lại khổ tâm đi lo nghĩ làm sao giải cấm thông thương? Nay y quyền thế ngút trời, lại nắm trong tay ty Thuế Giám khống chế tài nguyên Đại Minh thì quả thực không có lý do gì phải mạo hiểm như vậy. Lưu công, Tạ công, chẳng lẽ các vị đều đã nhìn lầm y rồi? Kết giao công khanh quyền quý, dung túng Hoàng thượng ham chơi chỉ là vì lòng ôm hoài bão nên y không thể không làm vậy ư? Lý Đông Dương khẽ thở dài một hơi, rồi trầm ngâm nói: - Cấm biển đương nhiên có rất nhiều tệ nạn. Đời Hán hùng cường, đời Đường hưng thịnh, đời Tống trù phú dồi dào... Từ xưa đến nay chưa thấy lúc nào cấm biển, duy chỉ triều đại chúng ta... Dương Lăng nghe ngữ khí ông buông lỏng, thì mừng khôn siết. Y đứng dậy cảm động nói: - Đại học sĩ, hạ quan biết bởi vì một kẻ tú tài như tại hạ thăng tiến quá nhanh, lại có giao tình mật thiết với hoạn thần lộng quyền mà đại nhân và bá quan trong triều đã hiểu lầm nhiều. Giống như lúc Chu công bị người dèm pha đến khủng hoảng, lúc Vương Mãng chưa soán ngôi là người khiêm tốn, lâu ngày lòng người sẽ rõ, nay tại hạ cũng không muốn giải bày nhiều. Nhưng mà việc giải cấm thông thương này, hạ quan thực sự không có lòng riêng. Thảng như sự thành, ấy thực lợi nước lợi dân, hơn nữa hạ quan cũng nguyện sẽ tâu với Hoàng thượng, giao phó hải quan và Hữu ti nha môn cho quan viên địa phương quản lý. Đại nhân, xưa nay ngoại tộc khó vượt biển tới đây, nay năng lực đóng thuyền của dị quốc tăng cường, đã có người Phật Lang Cơ (Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) từ vạn lý xa xôi đến viếng, ai biết trăm năm nữa sẽ thế nào? Ai biết khi ấy hải dương rộng lớn như rãnh trời đó sẽ trở thành con đường bằng phẳng hay không? (đại ý khi đó giặc ngoại xâm muốn đến là đến) Đại Minh dựng lên một trường thành nơi phương bắc, chẳng lẽ lúc ấy lại dựng thêm một trường thành ven biển? Đường đường đất nước Trung Hoa, con cháu Viêm Hoàng lại phải xây tường khắp nơi, vứt không cả đại dương quý báu cho rợ ngoài hay sao? Phải ru rú trong nhà chịu đòn hay sao? Hải vực cũng là lãnh thổ Đại Minh ta, đã có trách nhiệm giữ đất thì không nên vứt bỏ nó! Lý Đông Dương bỗng lộ vẻ xúc động. Trầm tư hồi lâu, ông mới từ tốn đáp lại: - Giải trừ cấm biển... khó! Dương Lăng nói: - Đại nhân là bậc quân tử thanh cao, cho nên mới nói là khó. Hạ quan kết giao hoạn thần, nhơ danh khắp thân, ấy là vì cái gì? Chỉ cần đại nhân đồng ý, việc khác tự đã có hạ quan lo liệu. Lý Đông Dương liếc mắt nhìn y, rồi đột nhiên cũng đứng dậy, chậm rãi tản bộ trong phòng. Dương Lăng thấy ông trầm tư mãi, bèn cúi mình nói: - Thiên hạ lấy nông làm gốc, tự do thông thương, nếu để thóc gạo tuồn ra ngoài thì đã thế nào? Cho dù quan phủ ngăn cấm thì cũng khó mà đề phòng tất cả. Đoạn y thở ra một hơi, cười nói: - Thiên hạ hôm nay thử hỏi của cải trù phú hoa mỹ thì ai có thể bì với Đại Minh ta? Tơ lụa, lá trà, đồ sứ băng sông vượt biển, một thuyền lời gấp chục lần. Cho dù triều đình không cấm liệu dân chúng có bỏ qua những mặt hàng có giá mà lén buôn lậu vật dụng phổ thông không? Đại Minh vốn không cho dân gian lấy ngân lượng dùng làm tiền tệ, nhưng tiền giấy lại chưa đủ tin cậy, tiền đồng thì không đủ để dùng, dân gian đã sớm dùng bạc trắng để giao dịch là chính. Nay hàng hoá sản xuất vượt xa thời lập nước, không còn đủ bạc trắng để dùng nên dẫn đến vật giá tăng cao, đời sống dân chúng nghèo khổ. Nhược bằng lượng lớn bạc trắng chảy vào thông qua mậu dịch, vừa có thể đưa vào lưu thông trong nước lại còn có thể mua dê bò lừa ngựa của những man tộc lân cận chung quanh. Ngoài lúa gạo ra dân chúng còn phải ăn thịt nữa, mà hiện tại có mấy nhà có thịt để ăn chứ? Vả lại, cấm biển thì ngư dân chỉ còn những con thuyền bé không chống nổi sóng gió phải đánh bắt gần bờ, mà dỡ bỏ cấm biển thì thuyền lớn ra khơi, đấy mới là cái vựa cá bất tận đó. Nhớ năm xưa Đại Tống bốn bể thông thương, dân chúng giàu có, thuế khoá triều đình sung túc, mà vào đời Tống ruộng đồng không bao la bát ngát như Đại Minh ta, thóc gạo không dồi dào bằng Đại Minh ta, ấy vậy mà thức ăn dân chúng lại vẫn hơn xa Đại Minh chúng ta. Lý Đông Dương mỉm cười nói: - Ruộng nương Đại Tống không bằng Đại Minh ta, nhưng nhân khẩu cũng ít hơn Đại Minh ta nhiều. Đại nhân nói cũng có lý, khả năng dân chúng lén tuồn thóc gạo ra ngoài quả thực không lớn, nhưng mua dê bò sẽ chịu phải ước thúc của ngoại tộc, đánh cá khó mà ứng phó với nhu cầu sinh tồn của bá tánh, một khi trở mặt với ngoại tộc há chẳng nguy ư? Giang Nam là vựa lúa thiên hạ, Tô-Hồ được mùa, thiên hạ no đủ. Thông thương rồi, cái lợi từ tơ lụa gấp chục lần nông canh, dân chúng tham cái lợi gần, kẻ có đất ắt sẽ bỏ lúa thóc mà đi trồng dâu, kẻ trồng trọt ắt sẽ bỏ đất mà đi nuôi tằm dệt vải. Các tỉnh còn lại đều không giỏi canh tác, nếu như lương thực không đủ dự trữ thì gặp lúc thiên tai địch họa tất sẽ sinh nội loạn. Trăm năm sau thế nào thì bản quan không rõ, nhưng đại loạn có khả năng trước mắt thì không thể không phòng đâu à. Dương Lăng lòng bừng nhiệt huyết, chỉ nghĩ đến cơ hội quan trọng liên quan đến bước ngoặt lịch sử của quốc gia, nhưng lại không suy xét gì về tình hình trước mắt của Đại Minh. Tuy Lý Đông Dương nghe y miêu tả về tiền đồ thì rất động lòng, nhưng thân là thủ phụ đại học sĩ (người đứng đầu của nhóm đại học sỹ), ông không thể không nghĩ đến việc quan trọng hàng đầu là "dĩ thực vi thiên" . Có điều khi Dương Lăng nghe ông nói "Tô-Hồ được mùa, thiên hạ no đủ" thì lấy làm lạ. Không phải tục ngữ đời sau thường nói là "Hồ-Quảng được mùa, thiên hạ no đủ" sao? Chẳng lẽ vựa lúa của thiên hạ sẽ dần dần chuyển từ duyên hải vào trong đất liền à? Dương Lăng chợt nhớ lúc Chính Đức tự thân chấp chính có từng phê một tấu chương cho trồng thử loại lúa nước năng suất cao của An Nam, còn có khoai lang ngọt mà lúc còn ở Kê Minh dịch y từng xem là trái cây ăn thử. Kìm nén sự kích động trong lòng, y chắp tay nói: - Lý đại nhân, nếu như hạ quan có thể giải quyết vấn đề lương thực này, biến đất đai cằn cỗi thành vựa lúa sung túc thì đại nhân có chịu ủng hộ hạ quan không? Lý Đông Dương nhìn y, ánh mắt loáng lên, mỉm cười nói: - Tấu chương về kết quả trồng thử lúa nước của An Nam đã được đưa về kinh. Loại lúa này chịu hạn tốt đuổi trùng hay, có thể tăng năng suất lên một thành, lão phu đã tấu xin thánh thượng năm sau sẽ cho phổ biến trồng trọt ở những vùng đất thích hợp. Có điều ruộng đất để trồng loại lúa nước có hạn, tăng thu nhập lên một thành vẫn sẽ không đủ bù vào phần lúa gạo thiếu hụt của Giang Nam. Dương Lăng nghe được điều đó liền mừng rỡ vô cùng. So với lúa nước thì khoai lang và cây ngô lại rất dễ trồng, đất phèn đất mặn, sườn dốc bụi cây gì cũng đều sinh trưởng được. Chỉ cần nông dân chăm bón tốt một chút, khi đó năng suất lương thực sẽ tăng không chỉ một thành, mà còn hơn gấp bội. Chuyện quan trọng như vậy sao mình lại quên bén đi nhỉ. Hiện giờ y chỉ muốn về thật nhanh để giao cho bộ hạ tìm kiếm chỗ nào có trồng khoai lang và cây ngô. Nếu triều đình vẫn chưa phổ biến trồng trọt loại cây trồng này thì hiển nhiên phần lớn dân chúng vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của chúng. Mình phải tranh thủ phát triển chúng trước, khi đó lời nói ra cũng sẽ có trọng lượng hơn. Nghĩ đến đây, y mỉm cười nhẹ nhõm: - Lý đại nhân không cần lo lắng, hạ quan có biện pháp giải quyết vấn đề thiếu lương thực dự trữ của Đại Minh. Đến khi đó đại nhân sẽ chịu ra sức ủng hộ chứ? Hạ quan bất tài, giấu gạt tiên đế, được đương kim hoàng thượng tin yêu nhưng lại không góp được tấc công lao nào cho xã tắc giang sơn. Chỉ cần có thể hoàn thành đại sự ích nước lợi dân này, thì hạ quan đã mãn nguyện rồi. Lý Đông Dương kinh ngạc nhìn y: - Khẩu khí lớn thật. Trồng trọt lương thực là dựa vào tiết trời, bất luận có làm thế nào thì sản lượng kê gạo hiện hữu cũng không thể tăng vọt trong hoàn cảnh đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt cả. Ngữ khí của Dương Lăng này cũng lớn quá nhỉ? Ông nén lòng tò mò, điềm nhiên cười nói: - Được, nếu Dương đại nhân có thể hoàn thành đại sự này, ấy sẽ là đệ nhất công thần Đại Minh vậy, so với công lao mở mang bờ cõi và chiến tích trăm trận chỉ hơn chứ không thua. Lão phu đương nhiên sẽ dốc hết sức ủng hộ. Có điều... Đoạn ông thở dài nói: - Lão phu đã già, không bằng lứa tráng niên khoẻ mạnh, gần đây luôn cảm thấy thân thể mệt mỏi, tấu chương bình thường cũng phải vất vả lắm mới phê duyệt xong. Tuổi tác của Tiêu đại học sĩ so với lão phu còn cao hơn, bản quan cũng không nỡ để Tiêu đại học sĩ quá vất vả. Công vụ thường ngày của nội các quá nhiều, không có người san sẻ, thì cho dù có lòng trợ giúp đại nhân dẹp trừ trở ngại, cũng e rằng lực bất tòng tâm. Dương Lăng thoáng ngẩn ra. Lời này của Lý Đông Dương vừa không giống khước từ mà lại như muốn khước từ. Trong hồ lô lão rốt cuộc chứa thuốc gì đây? Dương Lăng chăm chú nhìn, thấy lão đưa nắm tay lên che miệng ho khẽ, trong cặp mắt già nua lại thoáng lộ ra vẻ giảo quyệt liền không khỏi bừng tỉnh ngộ. Y thầm rủa một tiếng "lão hồ ly" song miệng lại tươi cười: - Tiêu đại nhân mới vừa nhập các, triều chính phần nhiều đều dựa vào đại nhân lo toan nên khó trách đại nhân không thể chu toàn. Nghe nói đại nhân tiến cử học sĩ Dương Đình Hoà Dương đại nhân của phủ Chiêm Sĩ nhập các. Hạ quan cũng cảm thấy Dương đại nhân có tài, kiến thức chính trị trác tuyệt bất phàm, là người rất thích hợp được chọn cho vị trí đại học sĩ, Dương mỗ nghĩ rằng Hoàng thượng nhất định sẽ đồng ý với việc để Dương đại nhân nhập các thôi. Có Dương đại nhân san sẻ lo âu, đến lúc đó chắc hẳn đại quan sẽ dành thời gian chiếu cố đến những việc lớn như giải cấm duyên hải, tiếp đãi sứ thần, định ra luật pháp, dụng binh dẹp Oa, kiến tạo thuyền bè, thiết lập hải quan rồi. Lý Đông Dương vuốt râu nói: - Chỉ mong có thể như lời Dương đại nhân nói, vậy thì lão phu sẽ yên tâm. Hai ngươi đưa mắt nhìn nhau, không nhịn được đều bật cười. *** - Khoai lang, chưa bao giờ nghe nói à? Ừm... cũng gọi là khoai đỏ, khoai ngoại, củ đậu đất... cũng chưa từng nghe nói đến à? Dương Lăng thở dài chán nản, đang định xoay người bỏ đi, ông chủ tiệm gạo thấp béo đó chợt gãi đầu nói: - Vị công tử đây có phải là nói khoai rợ không? "Khoai rợ? Khoai rợ là thứ gì? Có lẽ cũng là một tên gọi.", nghĩ vậy Dương Lăng bèn vội quay người, vui vẻ cười nói: - Có thể có thể, mau lấy ra cho ta xem, chỉ cần nhìn một cái là ta sẽ biết có phải hay không. Lúc thăm viếng Lý Đông Dương y mặc thường phục, song chất liệu quần áo cao cấp mặc trên người không che giấu được ai, cộng thêm bên người mang theo tám thủ hạ dũng mãng cường tráng, kiểu cách ấy ngay cả tại kinh sư cũng không dễ gặp. Vì vậy ông chủ tiệm gạo cũng không dám xem thường y. Ông ta cười ngượng ngập rồi khom người nói: - Công tử, thứ khoai rợ ấy giá rẻ như bèo, rất khó kiếm lời, mà người mua cũng ít cho nên tiểu điếm không có bán thứ ấy. Nhưng có lẽ các cửa tiệm lương thực dầu mỡ phía bắc thành có bán đó. Phía bắc thành? Dương Lăng biết nơi ấy phần lớn là dân nghèo cư ngụ, đời sau khoai lang quả thật là thứ rẻ mạt, chẳng lẽ thời này vẫn còn hiếm mà vẫn không đáng tiền ư? Y lập tức hưng phấn chắp tay nói: - Đa tạ ông chủ, ta sẽ đi xem thử. Dương Lăng rời khỏi cửa tiệm, bốn tay kiệu phu nâng chiếc kiệu xanh lá lên, Dương Lăng chui vào trong kiệu rồi bảo: - Đi, đến phía bắc thành, dạo xem mấy tiệm lúa gạo lương thực một chút. Kiệu phu không biết tại sao lão gia rời khỏi phủ đại học sĩ xong lại chạy đến khắp các cửa hàng lương thực trong thành, bèn nghĩ bụng: "Chẳng lẽ nhà đại học sĩ đã hết gạo? Cũng có lẽ, nghe nói Lý đại học sĩ là thanh quan, trong nhà trên trăm miệng ăn mà bổng lộc triều đình lại ít cộng thêm tiết trời đã bắt đầu lạnh, nếu hết gạo thì thực thảm. Nhưng mà lão gia nhà chúng ta cũng hơi keo kiệt thật. Sao lại tặng khoai rợ cho người ta chứ, cái thứ đó mà ăn hết mùa đông thì chịu sao nổi?" Bọn họ nghĩ vậy nhưng không dám nói ra, chỉ lặng lẽ nâng kiệu bước nhanh đến nội thành phía bắc. Chiếc kiệu kẽo kẹt lắc lư đi đến phía bắc thành, sau đó rẽ vào khu dân nghèo rách, khó khăn lắm mới tìm được một tiệm lúa gạo. Một nha sai cải trang thành gia đinh theo hầu khoát tay, chiếc kiệu con dừng lại. Gã cảnh giác ngó quanh, rồi ra hiệu cho đám huynh đệ tản ra phòng vệ, sau đó bước đến bên kiệu gọi khẽ: - Đại nhân, đến cửa hàng lương thực rồi. Dương Lăng đã ngồi dựa trên chiếc đệm kiệu ngủ gật. Đêm qua y ngủ trong phòng Tuyết Lý Mai. Trong khuê phòng thì cô bé ấy "đa dạng" nhất, có dũng khí nhất. Không biết đêm hôm qua sao lại lớn gan, mặc dù trước giờ y vẫn không nỡ yêu cầu thế mà cô nàng lại thẹn thùng muốn dùng "hậu đình" (*) hầu hạ. (*) hậu đình là "sân sau", cũng là chỉ cặp mông như trong bức tranh mà Đường Bá Hổ vẽ. Xem ra Tuyết Lý Mai cũng đã có chuẩn bị, làm theo phương thuốc nàng học được khi còn ở Thì Hoa quán: dùng tinh mỡ chiết xuất từ mỡ heo trộn lẫn với hạnh nhân rửa sạch bôi trơn (cặp mông) một lượt. Trong cái rãnh mê người giữa hai mảng tuyết trắng nhởn nhơ ngọt ngào như đào mật, một đoá cúc non rực rỡ mềm mại hé nhuỵ nở bừng ngát hương. Dương Lăng như được chí bảo vội ôm lấy bờ mông mịn màng như đào non ấy, chỉ thấy một cảm giác láng mịn như mỡ, co dãn nhịp nhàng, lại nghe tiếng rên rỉ dịu dàng như thổn thức của Tuyết Lý Mai, cái đêm ấy hai người điên cuồng đến kiệt lực. Trong lòng Dương Lăng cũng biết cô nàng ấy muốn lấy lòng như vậy là vì đang lo lắng điều gì. Phụ nữ ấy, thật ra đôi khi chỉ có lòng thôi chưa đủ, nói linh tinh mấy lời ngọt ngào cũng rất cần thiết. Dương Lăng đương nhiên biết đạo lý này thế nên sau cơn khoái lạc tràn trề thì y vừa ôm tấm thân mượt mà vừa rủ rỉ nói với Tuyết Lý Mai những lời âu yếm đến quá nửa đêm, khiến cho cô nàng ấy nở ruột nở gan hạnh phúc đến phát khóc, lúc đó mới gác đùi đi ngủ, cho nên không khỏi có phần mỏi mệt. Trên đường chiếc kiệu con lại lắc lẽo đong đưa làm cho y rất buồn ngủ. Gã phiên tử gọi mấy tiếng, không thấy đại nhân trả lời liền vội vén rèm kiệu lên, chỉ thấy Dương Lăng đang dựa nghiêng trên chiếc đệm lót mà ngủ say sưa. Gã vội rón rén thả rèm xuống rồi ra hiệu cho mọi người chú ý trật tự, chớ quấy rầy giấc ngủ của đại nhân. Không ngờ bên gã chưa có động tĩnh gì, thì bên trong cửa hàng lương thực đã vọng ra những âm thanh huyên náo. Chỉ nghe tiếng một người đàn ông quát to: - Đi đi, mấy cái tên ăn mày các ngươi, muốn xin ăn thì đã cho các ngươi gạo xay rồi, sao vẫn còn đứng đó lải nhải? Còn nói thêm những lời tà thuyết gạt người, lừa gạt mẹ già của ta, ta sẽ đưa các ngươi đến gặp quan phủ đó. Theo tiếng nói, một tay chủ tiệm trẻ tuổi mặc áo dài bằng vải bông đang dẫn hai tên người làm đẩy hai người ra khỏi tiệm. Hai người nọ mặc bộ áo dài đen sì rách rưới, trông hết sức bẩn thỉu, cũng không biết đã bao lâu rồi chưa thay, mà khí trời mỗi lúc một lạnh quả thực trông có phần đáng thương. Hai người ăn mày đó đều có vóc người cao ốm, từ đằng sau nhìn lại thì thấy tóc tai đỏ đỏ vàng vàng không giống như người Trung Nguyên. Chỉ nghe một người ăn mày nói với một âm điệu kỳ quái: - Ông chủ, chúng tôi không phải ăn mày, chúng tôi là sứ giả của thượng đế, truyền bá giáo lý Phúc Âm. Mẹ ông thờ phụng Chúa Trời thì sẽ được cứu rỗi, được sự yên ả nơi tâm hồn... Gã còn chưa nói hết, tay chủ tiệm trẻ tuổi nọ đã trừng mắt mắng cho: - Bà mẹ nó, thượng đế gì chứ? Có lớn hơn Ngọc Hoàng đại đế không? Mấy cái tên quỷ đỏ ngoại quốc các người, mau biến đi cho ta, còn đứng đó cản trở buôn bán của ta nữa thì đừng có trách ta không nể mặt. Người tóc vàng mặc áo dài đen vừa bị đẩy xuống bậc thềm vừa nói: - Xin đừng nhục mạ thượng đế. Thượng đế nói với chúng ta rằng, chúng ta đều là anh chị em tương thân tương ái. Ôi những con chiên lạc lối... ui da... Gã vừa đang muốn bày tỏ cảm xúc thì không biết tay chủ tiệm nọ dùng vật gì đã đánh gã một cái, khiến gã ôm đầu kêu la. Người tóc đỏ kia thấy vậy liền lớn tiếng cãi cọ. Gã chưởng ban phiên tử thấy hai tốp người cãi nhau càng lúc càng hăng, đang định bước lên giải tán bọn họ, tránh phá giấc ngủ của Dương Lăng thì Dương Lăng đã nghe tiếng động mà tỉnh dậy. Y vén rèm kiệu nhíu mày hỏi: - Có chuyện gì vậy? Ai đang cãi nhau đó? Y còn chưa dứt lời, đúng lúc đó người tóc đỏ dìu người tóc vàng quay lại. Dương Lăng trông thấy bộ dạng hai người thì không khỏi sững ra. Từ lúc đến Đại Minh đến nay, mấy người có tướng mạo quái dị như vậy cũng chỉ ở Hộ Quốc tự là y mới gặp. Không phải bọn họ là đám giáo sĩ Cơ Đốc Tây dương đó sao? Dương Lăng liền vội nhổm người xuống kiệu, cười lớn chào: - Hai vị giáo sĩ, đã lâu không gặp. Đến gần nhìn kỹ bộ dạng của hai vị giáo sĩ Tây dương, chỉ thấy bộ áo dài tu sĩ màu đen đã rách bươm, cả hai người mặt mày xanh xao hốc hác, xem ra đã trải qua cuộc sống vô cùng khổ cực, Dương Lăng không khỏi giật mình thất kinh: - Hai vị, các người sao... không phải các vị vẫn luôn ở trong Hộ Quốc tự à? Hoàng... à không... vị lão gia lương thiện nọ đã quyên ba ngàn lạng bạc tiền hương quả góp cho chùa. Sao... lại đuổi các vị ra vậy? Chú thích: Nguyên văn Chu Công khủng cụ lưu ngôn nhật, Vương Mãng khiêm cung vị soán thì. Trích trong bài Phóng Ngôn 3 của Bạch Cư Dị. Hai câu này có ý như "Thức khuya mới biết đêm dài, Ở lâu mới biết là người nông sâu". Câu đầu nhắc đến tích Chu Công ủng hộ ấu chúa lên ngôi vua, sau bị dèm là có ý phản nghịch, bị vua nghi ngờ nên sợ hãi phải về quê ở ẩn; mãi sau mới được minh oan. Vương Mãng là cậu vua, lúc làm tướng quốc giả bộ là người rất khiêm cung, giữ lễ, tôn kính sỹ phu, ... Khi được lòng người tin phục thì bèn cướp ngôi nhà Hán. Dân dĩ thực vi thiên (民以食為天), hay Dân dĩ thực vi tiên, có nguồn gốc xuất xứ từ "Sử ký - Lệ Thực Kỳ Lục Giả Liệt Truyện 史記•酈食其陸賈列傳", trong đó có câu nói rằng: "Vương giả dĩ dân vi thiên, nhi dân dĩ thực vi thiên -王者以民為天,而民以食為天" (tạm dịch: Bậc vua chúa lấy dân làm điều tiên quyết để tồn tại, mà dân thì lấy sự ăn làm điều quan trọng hàng đầu". Thiên: ở đây có nghĩa là cái tối quan trọng để tồn tại.