Dương Lăng chưa từng thống lĩnh quân đội. Tuy nhiên tướng lĩnh dưới trướng y đều là những kẻ kinh qua chiến trận mà lên chức. Dương Lăng chỉ cần truyền thụ cho họ những lý luận kiến thức nửa vời của mình rồi kết hợp với kinh nghiệm tác chiến của bọn họ vào mà thôi.
Từ khi thủ hạ chỉ còn năm trăm thân quân, y đã có thể tự mình đối phó. Để huấn luyện năm trăm thân quân này, Dương Lăng không sử dụng phương pháp huấn luyện binh sỹ mà dựa theo phương pháp huấn luyện quan quân (sĩ quan).
Trong những người này không thiếu nhân tài có năng lực quân sự khá cao. Được tướng lĩnh truyền thụ và sự ủng hộ mạnh dạn của Dương Lăng, bọn họ đã sử dụng nhuần nhuyễn các phương cách chiến lược và chiến thuật tiến công, phòng thủ, triệt thoái, mai phục, vu hồi , biến đội quân bên trong thành đội quân bên ngoài, bao vây bọc sườn, lấy hoả khí làm chủ ...
Tuy nhiên với tuổi tác của Hoàng Đế Chính Đức hiện nay, tạm thời hắn chưa thể lĩnh hội được nhiều đến như vậy. Trong thâm tâm, tiểu Hoàng đế hận không thể tự thân xông trận cầm đao giết giặc. Chơi như vậy mới đã. Quân đội của y hiện tại đang dùng hoả khí nên Dương Lăng sao dám để Hoàng đế mạo hiểm. Tuy nhiên tận mắt chứng kiến từng đợt tiếng súng, tiếng pháo nổ rền trời cũng khiến cho vị Hoàng đế chưa từng thấy cảnh này phải xoa tay, không kìm được hào hứng phán:
- Sau đại hôn trẫm muốn diễn võ trong cấm cung. Hoả khí quả thật lợi hại. Lúc đó điều lính đao thương ra, trẫm sẽ cùng khanh đối chiến.
Dương Lăng ậm ờ vâng dạ. Để tiểu hoàng đế tinh lực dồi dào này tập võ luyện binh chưa hẳn đã là chuyện xấu. Có lẽ lúc đầu phần lớn thời gian sẽ chỉ là nghịch phá, song lâu ngày chầy tháng hắn nhất định sẽ hiểu thêm vài điều về lĩnh binh, dụng binh. Lúc đó nếu mình lại cố ý đánh bại hắn mấy lần, với tính cách cứng đầu của tiểu hoàng đế, chắc chắn hắn sẽ nghiêm túc nghiền ngẫm binh thư.
Đột nhiên Dương Lăng lại suy tưởng lung tung nhưng bị chuyện Kinh Diên đè nặng trong lòng nên hiện giờ y không còn tâm tình nghĩ ngợi nhiều như vậy nữa.
Để mình tham gia Kinh Diên ư? Mình sẽ nói gì đây? Nếu anh biết thế giới năm trăm năm sau sẽ ra sao, liệu anh có dám đứng trên bục giảng đại học Thanh Hoa mà vung tay múa chân trước mặt đám giáo sư không?
Dương Lăng tạm nén mối lo âu này lại, cố nặn bộ mặt tươi cười tiễn vị Hoàng Đế Chính Đức đang rất cao hứng ra về rồi mới chau mày nhíu mặt quay về phủ. Lúc y bước vào hoa đình ở hậu viên, hai tỳ nữ trông thấy lão gia đã về liền vội vàng bước tới làm lễ. Tâm tư đang đặt ở nơi khác nên Dương Lăng hờ hững gật đầu rồi đưa mắt nhìn quanh, hỏi:
- Phu nhân đâu?
Cô thị tỳ này là Cao Văn Lan, nguyên là tiểu thư cháu nhà họ Cao, Dương Lăng cũng không nỡ để nàng làm mấy công việc nặng nhọc thấp hèn nên giữ lại nội viện làm Tổng quản thị tỳ. Nàng vội vã trả lời:
- Phu nhân và cô nương Tuyết nhi cùng tỷ tỷ Văn Tâm đã ra hậu viên hái rau, một lúc nữa sẽ quay về.
Hàn Ấu Nương không chịu an nhàn. Phía sau nội viên nhà họ Cao có mảnh đất trống, Ấu Nương thấy tiếc nên đã khai phá một mẫu để trồng trọt nhiều loại rau củ mới. Lúc đầu nàng cũng chỉ dám đứng ngoài chỉ trỏ, sau thấy Dương Lăng có ý làm ngơ như không thấy, thế là nàng liền thay bộ đồ thô, xắn tay áo tự thân "xông trận".
Trong việc đồng áng, nàng còn tinh thông hơn cả mấy nha đầu trong phủ. Dưới sự trông nom và làm việc chuyên chú của nàng, rau củ trên mảnh đất này phát triển rất tốt. Những rau củ tươi xanh trong phủ dùng mỗi ngày đều là mấy loại tự trồng.
Dương Lăng ờ một tiếng rồi bước vào thư phòng. Ngồi xuống nghế, nhìn những quyển sách đóng bằng chỉ trên giá, y chợt nghĩ đến hai chồng bí tịch võ công dầy cộp mà khi Vi Tiểu Bảo tiến cung Trần Cận Nam đã bắt gã học..."Giống như mình bây giờ!" Dương Lăng không khỏi cười khổ.
Ngoài cửa thấp thoáng một bóng áo xanh, tựa như có người nhẹ nhàng lướt qua, Dương Lăng cũng không chú ý. Ngay sau đó người nọ chợt quay lại, kinh ngạc mừng rỡ kêu lên:
- Lão gia về rồi!
Dương Lăng ngẩng đầu nhìn. Người thị tỳ xinh đẹp vận áo xanh đang đứng trước cửa chính là Ngọc Đường Xuân. Dường như nàng mới vừa đi phơi quần áo xong, tay áo vén lên một nửa để lộ hai cánh tay trắng muốt như ngó sen. Khuôn mặt trắng thuần chưa trang điểm nhưng vẫn đẹp ngời ngời.
Trông thấy Dương Lăng vẫn còn mặc giáp trụ, khuôn mặt không chút tươi cười, nàng lanh trí vội bước đến hỏi thăm:
- Lão gia đang có tâm sự phải không?
Làm sao Dương Lăng dám nói thật mình sắp đi thi chứ, doạ chết người à? Y vội gượng cười đáp:
- Ờ, không có gì! Vừa rồi lên núi hầu Hoàng Thượng diễn binh nên hơi mệt thôi.
Lúc này Ngọc Đường Xuân mới thư thái trở lại, không nhịn được cười yêu kiều một tiếng rồi nhẹ nhàng bước đến, nói:
- Thân thể lão gia khoẻ thật, cứ mặc khôi giáp nặng như vầy mà lên núi, thảo nào ...!
Vốn dĩ Dương Lăng phải quay về doanh trại thay khôi giáp. Chỉ vì trong lòng có tâm sự, vả lại đưa tiễn Chính Đức xong về nhà gần hơn cho nên y đã đi thẳng về nhà.
Ngọc Đường Xuân nói:
- Lão gia, để tiểu tỳ cởi giáp trụ cho người nghỉ ngơi một chút nhé.
Dương Lăng đứng dậy, nhíu mày bảo:
- Đã bảo không cần tự xưng là tiểu tỳ, sao vẫn cứ gọi như vậy?
Ngọc Đường Xuân đang giúp y cởi dây đai lụa (ti thao) trên giáp, nghe thấy thế khuôn mặt xinh xắn không hiểu sao chợt đỏ bừng. Nàng thẹn rũ rèm mi, lúng túng:
- Tiểu tỳ vẫn chưa... vẫn chưa... Hoàng Thượng còn chưa tổ chức đại hôn mà!
Cô nàng xấu hổ không dám nói thẳng ra bèn chuyển sang nhắc chuyện đại hôn của Hoàng Đế. Dù sao thì hiện giờ ai cũng đều biết đại hôn của hoàng đế chính là đại hôn của Dương Lăng. Dương Lăng nghe xong ngượng nghịu không nói thành lời.
Khôi giáp của y được chế tạo tinh xảo, không những oai vệ, tinh tế mà còn rất nặng. Trên các ngăn giữa của kệ sách đều là sách vở, Ngọc Đường Xuân tháo xong kiễng chân định để khôi giáp lên ngăn trên, song không đủ sức bèn ngồi xuống đặt nó ở dưới.
Dương Lăng nhìn bóng lưng nàng, đường cong lung linh, kiều diễm động lòng người, bộ đồ thị tỳ màu xanh vừa vặn ôm khít thân hình. Lúc này nàng ngồi xổm xuống, thấy rõ bờ mông tròn trịa đầy đặn như vẽ bằng com-pa, mê người khôn tả. Dương Lăng chột dạ, vội dời mắt, về chỗ mình ngồi rồi cầm bừa một quyển sách lên xem.
Chợt cảm thấy vai hơi trĩu xuống, Dương Lăng ngẩng đầu lên, chỉ thấy hai bàn tay thon thả đang đặt trên vai nhẹ nhàng xoa bóp cho mình, y bỗng nghĩ tới vận mệnh éo le của Tô Tam. Nguyên số mệnh đã định sẵn Tô Tam phải lưu lạc chốn phong trần. Đầu tiên là gả làm thiếp thương gia, trải qua họa lao tù, cuối cùng gả cho Vương Cảnh Long. Còn về phần sau khi trở thành thiếp thất của Vương Tam nàng có được hạnh phúc hay không là chuyện không thể biết được. Dù sao thì câu chuyện này cũng có một kết cục viên mãn.
Còn bây giờ thì sao? Ma xui quỷ khiến thế nào mà người con gái thông minh xinh đẹp này lại đến bên mình, Vương Cảnh Long thì gặp họa bị đày đi Thái lăng. Vận mệnh của nàng rồi sẽ như thế nào? Tương lai rồi sẽ lại lưu lạc nhà ai?
Dương Lăng bỗng cản bàn tay nàng lại, khẽ hỏi:
- Tô Tam, năm nay cô bao nhiêu tuổi?
Bị bàn tay y chặn lên mu bàn tay mình, Ngọc Đường Xuân không khỏi đỏ mặt, đáp:
- Lúc Nhất Xứng Kim mua tiểu tỳ về, khi đó tiểu tỳ mới bảy tuổi, bây giờ tiểu tỳ đã mười lăm tuổi rồi.
"Mười lăm...", Dương Lăng trong lòng máy động, liền hỏi:
- Người nhà của cô... Cô còn nhớ không? Nếu như có cơ hội gặp lại...
Ngọc Đường Xuân nhanh chóng ngắt lời y:
- Tiểu tỳ không có người thân!
Dương Lăng không nói được gì, lúc này mới ngẫm lại: "Nàng bị cha mẹ vì mấy trăm văn tiền mà bán cho kỹ viện, lúc đó nàng đã bảy tuổi, làm sao lại không nhớ chuyện đó? Làm sao có thể bảo trong lòng không hề oán hận được?"
Ngọc Đường Xuân dựa sát một chút, giọng khe khẽ:
- Tiểu tỳ xuất thân hàn vi, lại lưu lạc chốn phong trần, sớm đã quên mình đến như thế nào và sẽ đi về đâu. Từ khi vào nhà họ Dương, gặp được lão gia và phu nhân, tiểu tỳ như đã đến được chốn tiên, một ngày trôi qua còn vui vẻ hơn cả một năm. Hôm nay nhà họ Dương chính là nhà của tiểu tỳ, người và phu nhân chính là người thân của tiểu tỳ.
Nàng vừa dựa người lại gần, Dương Lăng chợt cảm thấy bờ vai đang khoác một lớp áo mỏng của mình có một cảm giác kỳ dị, loại cảm giác đàn hồi mà lại mềm mại tuyệt vời. Dương Lăng lập tức hiểu đó là bầu ngực của nàng. Tim y không kềm được bắt đầu đập thình thịch, dây thần kinh xúc giác trên khắp người trong nhất thời tựa hồ đều tập trung lên vai phải.
Y thả sức cảm thụ cảm giác mỹ diệu tiêu hồn, thứ cảm giác mềm mại, có tính đàn hồi đó. Nàng ấy mới mười lăm tuổi a! Chẳng lẽ vưu vật trời sinh đều phát dục sớm thế này ư?
Hình như trời càng lúc càng nóng, những con ve sầu ngoài cửa sổ đã kêu đến phát phiền. Sao lại chẳng có một tí gió nào thế nhỉ?
Ngọc Đường Xuân càng nói càng xúc động, như thể đang kể chuyện trong vô thức:
- Ấu Nương tỷ tỷ đã từng kể cho chúng tiểu tỳ về nỗi lo âu của người. Lão gia, người suy nghĩ sâu xa cho chúng tôi đến như vậy, tiểu tỳ và Tuyết Nhi trong lòng cảm kích không biết bao nhiêu mà kể. Từ trước đến nay kẻ khác chỉ thích tướng mạo của chúng tiểu tỳ, nào có ai lo nghĩ cho chúng tiểu tỳ nhiều như vậy đâu chứ?
Dương Lăng cảm thấy mu bàn tay mát lạnh, từng giọt nước mắt trong vắt đã nối đuôi nhau lã chã rơi xuống:
- Cuộc đời như là một giấc mơ. Ngọc Nhi chỉ hy vọng rằng mình khổ lâu như vậy rồi sẽ có thể kết thúc bằng một giấc mơ đẹp. Mộng dài hay ngắn, ai có thể so đo chứ. Chẳng phải có câu 'Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng, tiện thắng khước nhân gian vô số' (đã chú ở chương 44) đó sao? Sao lão gia lại có thể có suy nghĩ kỳ quái như vậy? Lão gia không biết trái tim của Ngọc Nhi đã trao cho lão gia từ lâu rồi sao?
Được người đẹp như hoa như ngọc nỉ non bên tai như vậy, ai còn có thể giữ vững được "lòng son dạ sắt"? Dương Lăng đã tạm thời vứt bỏ cái bí mật phiền não chôn sâu tại đáy lòng, chỉ muốn quay người lại an ủi nàng mấy câu. Song y vừa cựa vai, Ngọc Đường Xuân phát giác mình kề sát như vậy thành quá đỗi ám muội, buột miệng kêu lên một tiếng thánh thót rồi rụt người lại.
Dương Lăng quay đầu lại, chỉ thấy mỹ nhân nổi danh trong lịch sử đang nồng nàn nhìn mình với một đôi mắt đẫm lệ, song trên khuôn mày ửng hồng thẹn thùng lại nở một nụ cười ngọt ngào như đường như mật, có một một vẻ dịu dàng đôn hậu như thể tuỳ tiện là có thể chiếm được.
Trong lòng Dương Lăng bùng lên hào khí nam nhân "Mỹ nhân lưu truyền thiên cổ này cũng có thể bị mình chinh phục, mình còn sợ gì nữa chứ? Chẵng lẽ Kinh Diên thì sẽ rất đáng sợ sao? Chẵng lẽ mình không chinh phục nổi mấy lão già cổ hủ ư?"
Y bỗng đứng phắt dậy, nắm lấy hai tay Ngọc Đường Xuân. Tay Ngọc Đường Xuân bị y nắm chặt, cặp mắt lập tức trở nên say đắm mông lung như đang ngấn nước. Chiếc miệng nhỏ nhắn đo đỏ cong cong cũng nửa khép nửa hở, toàn thân đã sắp nhũn ra.
Dương Lăng nắm lấy đôi bàn tay búp măng của nàng, gọi một cách thâm tình:
- Ngọc nhi...
Con tim Ngọc Đường Xuân đập thình thịch, một hồi lâu mới phát ra một tiếng rên rỉ từ cổ họng:
- Dạ? Lão... lão gia...
- Đi! Giúp ta soạn hết tất cả sách sử ra, lão gia ta hôm nay phải đọc sách thâu đêm!
Dương Lăng bừng bừng ý chí.
Ngọc Đường Xuân: "..."
...
Cuối cùng Kinh Diên đã được mở lại.
Những Hàn Lâm học sỹ, Đốc sát ngự sử mà hàng ngày dâng sớ tận lực can gián, thiếu điều viết cả huyết thư đều tung hô chúc tụng, vui mừng khôn xiết: một Hoàng Đế mà không mở Kinh Diên thì sao có thể gọi là Hoàng Đế tốt? Hôm nay thần phật khắp cõi trời đều đã bị tinh thần của bọn họ cảm hoá, cuối cùng thì thiên tử đã quay về với con đường chính đạo của minh quân rồi.
Thế nhưng tin tức tham tướng Dương Lăng của Thần Cơ doanh cũng muốn tham gia Kinh Diên lại khiến cho bọn họ kinh ngạc đến ngây người. Kinh Diên là nơi mà văn võ bá quan và Hoàng Đế giảng kinh luận đạo. Tuy Đại Minh chưa từng có quy định võ tướng không thể tham dự Kinh Diên, nhưng từ trước đến nay chưa từng có một võ tướng nào chủ động tham gia. Cho dù Dương Lăng là một nho tướng đi, song mớ học thức ấy đủ tư cách để thi triển bản lĩnh ở Kinh Diên sao?
Hoàng thượng muốn trao binh quyền cho y, muốn tin yêu trọng dụng y, những thứ đó đều có thể nhẫn nhịn. Nhưng Kinh Diên này là thánh địa của quan văn chúng ta, thứ người như y mà cũng có thể đến sao? Đây chính là một sự khiêu khích nghiêm trọng bậc nhất!
Đây lại là hội Kinh Diên đầu tiên mà Hoàng Đế Chính Đức mở lại, vì vậy mọi con mắt đều đổ dồn vào nó.
Hàn Lâm viện, Đốc Sát viện, Chiêm Sỹ phủ, bao gồm tất cả quan văn trong triều đều như lần đầu vào kinh dự thi: trích dẫn kinh điển, tụng chữ thâu đêm, trải qua bao đắn đo rồi lại cân nhắc, xoá bôi rồi lại bôi xoá, sau cùng viết nên một bài văn chương gấm hoa rực rỡ, thuộc đến làu làu, quyết phải cất tiếng kinh nhân, khiến cho Dương Lăng thấy mà ủ ê chán nản.
Trên điện Văn Hoa, chưa đến giờ mà bá quan đều đã tụ tập, còn náo nhiệt hơn cả lúc thượng triều. Dẫu sao Hoàng Đế Chính Đức cũng đã mở kim khẩu: tất cả bá quan văn võ đều có thể tham gia Kinh Diên lần này, cho nên những kẻ không có việc gì cũng chạy đến xem náo nhiệt.
Ngày hôm nay Kinh Diên được mở lại, ba đại học sỹ của nội các rất xem trọng. Ba người Lưu Kiện, Tạ Thiên và Lý Đông Dương được cử làm Đồng tri Kinh Diên sự. Thượng thư bộ Lại Mã Văn Thăng, Thượng thư bộ Binh Lưu Đại Hạ, Thượng thư bộ Hộ Hàn Văn, Thượng thư bộ Lễ tân nhiệm Luân Văn Tự, tất cả đều có mặt. Giảng quan là Chiêm Sỹ phủ Dương Đình Hoà, Triển thư quan là Hàn Lâm viện Luân Văn Tự.
Hội Kinh Diên này có thể nói là xa hoa chưa từng có.
Đại thái giám ty Lễ Giám Vương Nhạc tự thân dẫn hai thủ lĩnh thái giám, tám tên tiểu thái giám (tiểu hoàng), bưng Kinh, Sử, Tử, Tập đến đặt lên ngự án và giảng án . Vào đến điện Văn Hoa, trông thấy rất đông võ tướng, lão Vương Nhạc liền giật thót mình. Tuy lão đã theo hầu hạ bốn đời Hoàng Thượng mà chưa từng thấy đông đảo võ tướng đến tham gia Kinh Diên như thế này. Thực tế trong đám người này nhiều người chỉ có thể viết được mỗi tên mình, bọn họ chạy đến đây tụ tập náo nhiệt để làm gì?
Mặc dù Vương Nhạc này quyền cao chức trọng, đứng đầu Nội tướng , trong tay nắm giữ Đông xưởng và Tây xưởng, nhưng lại không hề có dã tâm, một lòng trung thành tận tụy. Tuy Đới Nghĩa là thân tín của lão, song sau khi nghe nói lão ta che giấu chuyện lăng tẩm Tiên đế bị thấm nước, Vương Nhạc đã phẫn nộ không kém gì vua Chính Đức. Cho nên đường đường là thủ lĩnh thái giám ty Lễ Giám bị hạ ngục nhưng lão lại không nghe không hỏi, thuỷ chung không hề đếm xỉa đến việc đó. Bởi vì lão có thái độ này, cho nên Đông xưởng Phạm Đình là người có giao hảo với Đới Nghĩa cũng không dám manh động, khiến cho Trương Tú cũng trở nên sợ bóng sợ gió trong việc cứu giúp Dương Lăng.
Giờ đây Đới Nghĩa thoát khỏi ngục tù, lão đã thầm ghi hận việc Vương Nhạc khoanh tay đứng nhìn vào trong lòng. Chỉ là lão già Vương Nhạc này tuy là tổng đầu lĩnh đặc vụ, song không ngờ tính tình lại rất trung thực nên không mảy may nhận thấy điều đó.
Điện Văn Hoa vốn là thế giới của quan văn, nhưng lần đầu kể từ khi Đại Minh lập quốc cho đến nay số lượng võ tướng trong kinh đến tham dự lại không kém hơn bọn họ. Vì thế văn võ bá quan liền theo quy củ thượng triều: quan văn đứng bên trái điện, quan võ đứng bên phải điện.
Phía quan văn tôn Lưu Kiện đứng đầu, bên võ tướng sắp Lưu Đại Hạ làm thủ lĩnh, nhưng lại đưa tham tướng tam phẩm nhỏ nhoi là Dương Lăng đứng ở trước điện. Tất cả võ tướng bất luận phẩm tước cao hay thấp hơn y đều ngầm lui về sau nửa bước, vây quanh y như sao quanh trăng sáng.
Thật xúc động! Thật vinh quang! Hôm nay võ tướng rốt cuộc đã có thể ưỡn ngực thẳng lưng mà bước vào điện Văn Hoa rồi. Còn về phần học vấn của Dương tham tướng... đừng nghĩ rằng những võ tướng này dốt chữ mà vô tri nhé. Trước đó bọn họ đã sớm nghe ngóng rồi. Thần đồng lão tử đại học sỹ Dương Đình Hoà cũng đã từng khen ngợi y, thế thì sao có thể kém cỏi được?
Dương Lăng vững vàng đứng đó, quyết định "nói nhiều không bằng nói ít", cái gì không hiểu kiên quyết sẽ không nói, bắt được cơ hội thì sẽ nói bừa. Nếu bàn luận về Sử, Điển, Đính (đính nghĩa là luận bàn) của Khổng Tử, y một khiếu chẳng thông, ngoại trừ vài câu kiểu "Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên" , "Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ" ra thì y cũng chẳng thuộc được mấy câu. Đấu văn không được, huyên thuyên cả buổi cũng được mà!
Vì lẽ đó, Dương Lăng thân mặc khôi giáp, anh tuấn bất phàm, hai chân không xiên không vẹo đứng nghiêm sừng sững, hai mắt tựa khép mà không khép, nét mặt trầm tĩnh như mặt hồ. Nếu lắp thêm một bộ râu xồm vào, thoạt nhìn nhất định sẽ tưởng rằng ai đó đã khiêng tượng đất của ông thánh Quan Công lên điện.
Lúc trước mấy người thái giám Lưu Cẩn bị Dương Lăng lừa gạt, nghe y kể huyên thuyên về mấy kiến thức nước ngoài, đã thật sự tưởng rằng kiến thức học tập của y bao gồm cả Trung - Tây, không thứ gì không biết. Cho nên bọn họ đã tự tin đề ra chủ ý bao đồng này, làm Hoàng đế Chính Đức mù quáng nghe theo. Không ngờ vừa nghe thời điểm Kinh Diên mở, lần đầu tiên y lại tràn trề hứng thú lên thượng điện nghe giảng.
Hoàng đế Chính Đức bước lên điện ngồi, bá quan ba quỳ chín lạy xong, thị vệ mang đao (*** đao thị vệ) khiêng giảng án đến trước ngự án thư của Chính Đức, quan Hồng lư (11) truyền chỉ khai giảng. Vì đây là lần đầu vua Chính Đức mở Kinh Diên, cho nên Luân Văn Tự và Dương Đình Hoà không kể tràng giang đại hải mà chỉ kể về ý nghĩa quan trọng của việc vua Hồng Vũ mở ra Kinh Diên, đế vương lấy bá quan làm thầy mà học tập kinh điển Nho gia, rồi mỉm cười lui sang một bên, giao chiến trường lại cho bá quan văn võ.
Thượng thư tân nhiệm của bộ Công là lão thần Dương Tuỳ Thủ lập tức bước ra khỏi hàng, bắt đầu bàn về Tứ Thư Ngũ Kinh. Bài luận của lão đã được nghĩ ra từ sớm, bắt đầu nói liền trích dẫn kinh điển, trầm bổng du dương, mỗi khi nói đến chỗ hay, đám quan văn liền nở gan nở ruột, không ngớt lời khen.
Đám võ tướng đang giương to mắt trâu chờ xem đánh trận lại ngáp lên ngáp xuống, thậm chí hai mắt Hoàng Đế Chính Đức cũng dại đi.
Vương lão tiên sinh (tức Vương Ngao, Tả thị lang bộ Lại) lại quyết "truy đuổi tàn binh", đọc làu làu một bài văn bát cổ, thao thao bất tuyệt, khiến cho ngay cả Dương Lăng đang vểnh tai lên hòng moi ra chút đề tài trong đó nghe mà cũng thấy chán nản.
Dương Lăng bèn thầm thở dài một hơi: mấy cái 'hồ' với 'dã' của những người này, nói ra toàn bộ đều coi văn chương là nhất, thỉnh thoảng mới có điểm có thể liên quan đến những sự việc thực. Nhưng bố cục thế giới và phân bố thế lực mà thánh nhân của cả trăm, nghìn năm trước đối diện đã rất khác biệt so với hôm nay, sao chép một cách máy móc thực không có chút ý nghĩa. Cái gọi là Kinh Diên, thật sự cực kỳ nhàm chán, làm khó cho con cháu của lão Chu gia rồi. Làm sao mà bọn họ có thể chịu đựng được hơn cả trăm năm nay nhỉ?
Vương Ngao nói xong lui xuống, Dương Phương lại đã "mình trần xông lên". Con của y là Dương Lâm, cùng hội với Cảnh Long hãm hại Dương Lăng. Mặc dù có tam đại học sỹ cầu xin, nói rằng con y nhỏ tuổi không hiểu chuyện, ham mê hư vinh, hùa theo gây rối, cho nên Chính Đức cũng không trừng phạt, song đã hạ chỉ mắng nhiếc Dương Phương thậm tệ một trận.
Ai mà không tin con mình chứ? Huống chi Dương Phương vốn cho rằng Dương Lăng nịnh hót nhà vua, là một tên tiểu nhân văn dốt võ dát. Lạnh lùng trộm liếc Dương Lăng đang đứng thẳng hiên ngang, mắt chỉ nhìn thẳng, Dương Phương cau hai hàng lông mày lại, cất cao giọng:
- Vừa rồi Dương đại nhân và Vương đại nhân đã nói về Tứ Thư Ngũ Kinh và đạo thánh nhân. Kinh điển ấy đã kể xong, nay thần xin kể đến lịch sử một chút.
- Bệ hạ, từ xưa các bậc quân vương trị thiên hạ đều lấy đạo đức giáo hoá bốn phương, lấy văn võ làm cánh tay trị vì bách tính, thế nên tuyển hiền chọn đức, dụng kẻ anh tài, gần gũi hiền thần, xa lánh tiểu nhân, ấy mới thành thánh nhân; mà thân cận tiểu nhân, lánh xa hiền thần thì sẽ ham vui khoái lạc, bỏ bê chính sự, khiến cho tiểu nhân lộng quyền, triều chính hủ bại. Xưa Hán Linh đế mù quáng tin bọn Thập thường thị (12), Lương Vũ đế mê tín đạo Phật, Ninh Huy Tông sủng tin Đồng Quán, Thái Kinh mà sa vào ăn chơi, triều chính bị một đám gian thần lộng quyền nắm giữ, đổi trắng tay đen (lược dịch "âm mạo vu dương", đổi âm thành dương), tôi thần khi quân, tiểu nhân chuyên quyền, dưới thì phản trên, khiến cho nước mất nhà tan, đó nên là tấm gương cảnh báo cho đời sau.
Hoàng đế Chính Đức hả miệng ngáp to, cặp mắt lờ đờ bảo:
- Trẫm không mở Kinh Diên, các người la khóc đòi mở. Trẫm mở Kinh Diên rồi, chẳng lẽ để các ngươi kể lể những thứ gọi là kinh sử này sao?