Ông ta nghĩ đến sự bất nhân của Lý Mật đối vớimình, Bính Nguyên Chân vẫn luôn cho rằng Lý Mật chèn ép mình là có nguyên rất sau xa, bởi vì ông ta đại diện cho lợi ích của quân Ngõa Cương cũ, chèn ép ông ta là vì muốn trừ đi ảnh hưởng của Ngõa Cương một cách triệt để.
Quan trọng hơn là ông ta đã nhìn thấy được chiều hướng phát triển của thiên hạ, Lý Mật đến cả liên quân Đỗ Tiếu cũng khó đối phó, càng không phải nói đến quân Tùy hùng mạnh. Kỵ binh của quân Tùy hùng mạnh càn quét Giang Nam, Lý Mật là chuyện sớm muộn.
Một khi đã vậy, sao mình phải chết cùng con người bất nghĩa này, nếu Dương Nguyên Khánh đã cho ông talệnh đặc xá, sao ông ta không nắm lấy cơ hội này chứ?
Bính Nguyên Chân chậm rãi giơ tay nhặt một miếng vàng lên, nắm chặt lấy, cứ coi như là vì số vàng này, ông ta muốn nắm lấy cơ hội này... Người đàn ông đưa thư cho Bính Nguyên Chân là Vương Thuận Nguyên, là một quan quân văn chức lục phẩm trong quân nội vệ, hai năm trước phụng mệnh đến Giang Đô thành lập tình báo đường, anh ta mở một nhà trọ để yểm hộ, nhà trọ tên là 'nhà trọ "Thuận Lai" cũng là thuộc thành Nam, cách phủ Bính Nguyên Chân không xa, đứng trên lầu hai nhà trọ còn có thể gốc cây hạnh đầu ngõ kia.
Vương Thuận Nguyên đã quay lại, anh ta đứng trước cửa sổ nhìn chăm chú cây hạnh, trong lòng có một sự xúc động không kìm nén nổi. Hai năm nay, anh ta âm thầm thu thập các tình báo liên quan đến Giang Nam, cứ ba tháng tổng hợp thành tập sau đó gửi đến Thái Nguyên.
Bình lặng như vậy hai năm, gần như không nhận được bất cứ mệnh lệnh gì, một năm rồi lại một năm nữa, anh ta cảm thấy mình gần như đã bị lãng quên.
Nhưng chính vào lúc này, quân nội vệ bỗng nhiên đưa đến một mệnh lệnh quan trọng, do đại tướng quân đích thân truyền xuống, còn có thư Sở Vương tự tay viết, anh ta bỗng ý thức được, quân Tùy sẽ tấn công Giang Nam, điều này làm anh ta vô cùng kích động.
Anh ta không chút lo lắng Bính Nguyên Chân có vấn đề gì, anh ta nắm rõ cục diện Ngụy Quốc trong long bàn tay, một trọng thần bị Lý Mật vứt bỏ, ông ta tuyệt đối không cam lòng tiêu vong như vậy, nhất định sẽ nắm lấy cơ hội này...
Quận tề huyện Lịch Thành, nơi này là thủ phủ mới của Đậu Kiến Đức. Giữa trưa, Đậu Kiến Đức cưỡi ngựa đi thị sát trên phố như mọi ngày, theo sau ông ta là hơn trăm thân binh.
Đã đến giờ trưa, thời điểm náo nhiệt nhất nhưng trên đường cái người đi lại vẫn thưa thớt, hiếm lắm mới nhìn thấy mấy nhóm người xuất hiện, toàn bộ người huyện Lịch Thành chỉ còn sót lại không đến ba mươi nghìn người, phần lớn đều là quân hộ.
Đậu Kiến Đức sớm cũng đã quen với cảnh tượng tiêu điều này rồi, ông ta cũng chẳng có cảm xúc gì. Ông ta biết phần lớn người Thanh Châu đều chạy tới Hà Bắc rồi, có người tòng quân, có người khởi công xây dựng thủy lợi đổi lấy lương thực nuôi sống gia đình.
Tuy Đậu Kiến Đức có lúc cũng giận nhưng trong lòng ông ta hiểu rõ mình không thể nuôi sống nhiều người như vậy, để bọn họ đi Hà Bắc mưu sinh cũng không hẳn là chuyện xấu, chỉ là nhìn thấy sự tiêu điều trên đường cái, hoài bão to lớn của ông là không còn.
Trên thực tế ngay cả bản thân Đậu Kiến Đức cũng không còn hứng với việc xưng đế rồi. Theo lời khuyên của Khổng Đức Thiệu, đổi tên thành Hạ Vương, bổ nhiệm Khổng Đức Thiệu làm trưởng sử phủ Hạ Vương, tất cả công việc chính trị đều để Khổng Đức Thiệu xử lý còn ông chỉ quản luyện binh. Mặc dù trong tay ông ta có hai mươi nghìn binh lính, ông ta cũng phải rèn luyện hai mươi nghìn binh lính này thành đội quân tinh nhuệ nhất.
- Hôm nay phát lương thực chưa?
Đậu Kiến Đức quay đầu hỏi Tư Mã Tề Thiện Hành đi tuần tra cùng ông ta.
Do lương thực eo hẹp, Đậu Kiến Đức từ mùa thu năm ngoái sớm đã thi hành chế độ bán phân phố lương thực, cứ ba ngày phát một lần lương thực, mỗi người được một bơ gạo và một con cá khô, người già và trẻ nhỏ ít hơn một nửa, còn giết hơn mười mấy quan lại nhỏ tham ô lương thực. Mặc dù chỉ có thể miễn cưỡng chống đói nhưng dưới chính sách của Đậu Kiến Đức, trước giờ không xảy ra nạn chết đói khắp nơi.
Tề Thiện Hành là văn thần thứ hai dưới tay Đậu Kiến Đức, chỉ đứng sau Khổng Đức Thiệu. Mặc dù năng lực không mạnh, học thức không được tốt lắm nhưng Đậu Kiến Đức nhìn thấy được sự thanh liêm chính trực của ông ta, đem việc cấp phát lương thực toàn quyền cho ông ta xử lý. Tề Thiện Hành cũng tận tâm tận lực không xảy ra vấn đề gì lớn.
Ông ta liền vội vàng khom nói:
- Bẩm Vương gia, lương thực hôm nay đều đã phát, tất cả đều thuận lợi.
Đậu Kiến Đức gật gật đầu, lại hỏi:
- Ta nghe có người oán trách, nói cá khô phân phối rất nhỏ, chuyện nay là sao?
Tề Thiện Hành than khổ một tiếng:
- Bệ hạ, hiện tại mặt biển sóng khá to, các đội thuyền của chúng ta đều là thuyền nhỏ, không chịu nổi, vì vậy luôn tránh gió ở trongcảng, nhà kho cá chỉ còn lại có cá nhỏ thôi, việc này hai ngày trước đã báo cáo với Vương gia rồi.
Đậu Kiến Đức lúc này mới nhớ ra, hình như là có việc này, ông ta quên mất, chỉ cười áy náy, lại hỏi:
- Vậy hiện nay tình hình sóng gió thế nào?
- Ty chức đã phái người đi thăm dò rồi. Nhưng bây giờ mới là tháng giêng, có sóng gió cũng sẽ không kéo dài lâu, chắc đội tàu đã ra biển rồi.
Đậu Kiến Đức gật gật đầu. Lúc này đằng xa một tên lính vội vàng chạy tới:
- Vương gia!
Tên lính hét lên.
Đậu Kiến Đức ghìm chặt chiến mã, ông ta nhận ra tên lính này là người trực Vương phủ hôm nay, chẳng lẽ là Vương phủ xảy ra chuyện gì sao?
Lập tức, tên lính chạy như bay tới, thở hồng hộc nói:
- Bẩm báo Vương gia... sứ giả triều Tùy đến rồi, đang đợi ở Vương phủ.
Tin này khiến cho Đậu Kiến Đức hơi sửng sốt. Sao sứ giả triều Tùy lại đến chứ? Ông ta suy nghĩ một chút, lập tức dặn dò:
- Hồi phủ!
Mọi người đều quay ngựa lại, hộ vệ theo Đậu Kiến Đức về Vương phủ.
Phủ Hạ Vương của Đậu Kiến Đức là dùng Lỗ vương phủ chưa sửa xong của Từ Viên Lãng mà xây lại thành, không đến hai mươi mẫu đất. Trong tất cả các thế lực trong thiên hạ, phủ địa của ông ta là nhỏ nhất. Ngay cả Tề vương phủ của Lưu Hắc Thát cũng lớn gấp đôi. Đây đương nhiên là quận Tề chịu đủ chiến loạn, nhân dân khổ nạn, không có khả năng cải tạo lại quy mô cung thất, mặt khác nguyên do cũng là Đậu Kiến Đức trời sinh tính đơn giản, không thích xa hoa.
Lúc này trong phòng khách Hạ vương phủ, sứ giả của Dương Nguyên Khánh là Ôn Ngạn Bác đang thong thả uống trà, Khổng Đức Thiệu đi cùng ngồi ở một bên.
Ôn Ngạn Bác là Thái Thú quận Trác, do vô cùng xuất sắc trong việc thúc đẩy chế độ chia ruộng, điều hòa thành công mẫu thuẫn đất đai của sĩ tộc và dân thường nên được coi như điển hình của chế độ bình quân ruộng đất.
Ôn Ngạn Bác cũng vì vậy mà thăng chức, sắp vào triều đảm nhiệm chức Bộ hộ thượng thư, sẽ trực tiếp chủ quản thi hành chế độ chia ruông thiên hạ. Lần này ông ta nhận lệnh Dương Nguyên Khánh phái đi sứ Thanh Châu.
Sở dĩ phái Ôn Ngạn Bác đi sứ Thanh Châu là vì Ôn Ngạn Bác luôn được Đậu Kiến Đức kính trọng. Lúc Đậu Kiến Đức ở Hà Bắc từng vài lần mời Ôn Ngạn Bác tới chỗ ông ta làm tướng quốc nhưng đều bị Ôn Ngạn Bác khéo léo từ chối.
Lúc này, ở bên ngoài truyền đến tiếng bước chân, Đậu Kiến Đức bước nhanh đến, vừa vào đại đường ông ta liền sang sảng cười:
- Hóa ra là Ôn thái thú, lâu ngày không gặp, ngài vẫn khỏe chứ?
Ôn Ngạn Bác cũng đứng lên khom người thi lễ nói:
- Tới đường đột, chưa thông báo trước, xin Vương gia thứ lỗi!
- Sao lại nói thế được. Ôn thái thú chịu đến là đã nể mặt Đậu Kiến Đức này rồi, đâu cần thông báo gì trước chứ, xin mời ngồi!
Đậu Kiến Đức và Ôn Ngạn Bác lần lượt ngồi xuống, Khổng Đức Thiệu cũng ngồi ở một bên. Đậu Kiến Đức lại sai người dâng trà, ba người hàn huyên vài câu, Đậu Kiến Đức lúc này mới thở dài:
- Mùa hè thu năm ngoái hạn hán khiến, dân chúng sáu quận Thanh Châu lầm than, phần lớn đều chạy đi Hà Bắc rồi. Ta muốn hỏi quần chúng Thanh Châu chạy đi Hà Bắc có khoảng bao nhiêu người? Có thể nói với Kiến Đức được không?
Ôn Ngạn Bác suy nghĩ một chút rồi nói:
- Trước đây không lâu, ta và Sở Vương điện hạ cũng nói đến việc này, Sở Vương có nhắc đến một chút, quần chúng Thanh Châu liên tục chạy đến Hà Bắc chừng có khoảng năm trăm nghìn người, chạy tới quận Lương và quận Đông có khoảng hơn một trăm nghìn người.
- Vậy là bảy trăm nghìn rồi!
Đậu Kiến Đức thở dài một tiếng,
- Nhân khẩu quận Lục cộng lại cũng không quá tám mươi nghìn người, hơn tám phần đều chạy đi rồi, chẳng trách Thanh Châu ngàn dặm vắng vẻ. Lá rụng về cội, người có chỗ chôn nhau cắt rốn, dân chúng Thanh Châu lại bỏ đất tổ mà chạy, Đậu Kiến Đức ta thật có tội!
Ôn Ngạn Bác khuyên nhủ:
- Vương gia nên biết suy nghĩ của nông dân đã là xu thế tất yếu rồi. Bình định Hà Bắc hiện nay, các quận các huyện đều đang tiến hành chế độ chia ruộng, thực hiện người cày có ruộng, nhân dân Thanh Châu mặc dù không thể phân ruộng ở Hà Bắc nhưng bọn họ cũng có ruộng quan có thể trồng trọt, miễn toàn bộ thuế thuê, quan phủ còn cung cấp trâu bò giúp cày ruộng. Lúc ta xuống nam là tiết kinh trập, mọi nơi mọi chốn Hà Bắc đều đang cày bừa vụ xuân thu, một sức sống dạt dào, sau khi qua Hoàng Hà là một mảnh tĩnh mịch, đất đai hoang vu, thôn trang rách nát, đối lập với cảnh tươi đẹp ở Hà Bắc, Vương gia vẫn không biết xu thế tất yếu của thiên hạ sao?