Tất cả mọi người quay ra nhìn Dương Nguyên Khánh. Hắn đang đứng trước của sổ, lặng lẽ nhìn về phía xa. Từ nơi này có thể nhìn ra cửa chính của cung Tấn Dương. Trước cửa của cung Tấn Dương là chục nghìn sĩ tử. Bọn họ đang lặng yên ngồi trên bãi cỏ trước cửa chính, giữ yên lặng, dùng một thứ ngôn ngữ không lời thỉnh cầu sự công bằng.
Một biểu ngữ lớn được dựng thẳng đứng lên,"Đả đảo danh môn vọng tộc, cần công bằng". Mấy chữ lớn này thật vô cùng nhức mắt.
Hai trăm người được chọn lựa có thể trực tiếp ra làm quan. Nó giống như một chiếc bánh tròn đầy sức hấp dẫn, mỗi người đều muốn chia một ít, nhưng cũng chỉ có bấy nhiêu mà thôi. Người này thêm một ít thì người kia phải ít đi một ít. Chính vì thế phân thế nào đi nữa cũng không tránh khỏi này sinh nhiều ý kiến.
Nhưng bất kể có ý kiến như thế nào, phương án cuối cũng vẫn phải do Dương Nguyên Khánh quyết định.
Dương Nguyên Khánh thở dài. Hắn không thể không suy xét đến lợi ích của sĩ tộc Hà Bắc. Lợi ích của họ Vi ở Kinh Triệu, họ Thẩm ở Ngô Hưng và các vọng tộc ở các khu vực khác, hắn đều phải xem xét.
Trầm mặc hồi lâu, Dương Nguyên Khánh rốt cuộc đã có quyết định. Hắn chậm rãi nói:
- Trong số hai trăm người, ta sẽ chọn ba mươi người, một trăm bảy mươi người còn lại sẽ thông qua cuộc thi để quyết định, chọn lựa công bằng. Về phần quan chủ khảo, ta đề cử Lý Cương đảm nhiệm.
Hai mươi nghìn sĩ tử cuối cùng cũng đã nhận được câu trả lời. Năm vị tướng quốc đã ra mặt cam đoan với các sĩ tử tại Tử Vi Các rằng nhất định sẽ tổ chức kỳ thi Hương công bằng.
- Xin hãy tin tưởng chúng ta. Đây là lần đầu tiên Bắc Tùy tổ chức khoa cử. Chúng ta nhất định sẽ dựng lên một ngọn cờ công bằng, để cho lần khoa cử này xứng đáng là hình mẫu cho người đời sau. Xin hãy tin tưởng vào lời hứa của Sở Vương điện hạ!
Người đứng ở trên cao hướng về phía các sĩ tử lớn tiếng hô hào đó chính là Tô Uy. Ông ta rất được các sĩ tử kính trọng bởi danh tiếng trong quan trường. Lời hô hào chân thành của ông ta cũng nhận được những tràng pháo tay hưởng ứng kịch liệt.
- Quan chủ khảo lần thi này, Tử Vi Các đã nhất trí bổ nhiệm Binh bộ Thị lang Lý Cương đảm nhiệm. Trong Đại Tùy ngài ấy là người có tiếng là công chính nghiêm minh. Mong mọi người hãy tin tưởng vào quyết tâm của chúng ta. Mọi người hãy về nghỉ ngơi thật tốt, ngày kia sẽ chính thức là khoa cử rồi. Ta chúc mọi người có một kì thi thành tích tốt, mọi người hãy về đi!
Dưới sự cam đoan của các tướng quốc và sự khuyên bảo của các đại thần tại Tử Vi Các, đám sĩ tử cuối cùng cũng bắt đầu đứng dậy ra về. Bọn họ đi từng nhóm hai, ba người quay về thành Thái Nguyên.
Dương Nguyên Khánh đứng trong phòng mình nhìn ra phía cửa sổ, nhìn xa xăm về phía các sĩ tử đang ra về. Mấy trăm năm chịu sự chi phối của các danh môn vọng tộc, đám sĩ tử nghèo khổ này không có cơ hội được cùng nhau đứng lên đòi sự công bằng, bình đẳng. Cuối cùng hôm nay đã làm được rồi. Bọn họ đã thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết. Chính sự đoàn kết đó đã khiến cho các môn phiệt Thái Nguyên Vương thị, Văn Hỉ Bùi thị phải cúi đầu nhường bước. Tại sao trước đây không làm được mà bây giờ lại có thể làm được? Mấu chốt chính là có chế độ khoa cử.
Chỉ cần thiết kế tốt chế độ thượng tầng thì dân đen tự nhiên sẽ tập hợp được sức mạnh của mình, bảo vệ lợi ích của chính mình, đối đầu với các danh môn vọng tộc, hoàn toàn không cần Dương Nguyên Khánh phải đi cầu cạnh đám danh môn vọng tộc nhượng bộ, hoàn toàn không cần hắn phải bận tâm. Thực sự có thể đối đầu với các danh môn vọng tộc không phải là Dương Nguyên Khánh mà chính chính là hàng chục nghìn sĩ tử của các gia đình hàn môn. Cái này có lẽ chính là cái gọi là nước chảy thành sông.
Lúc này, Đỗ Như Hối đi vào.
- Tổng quản, ngài tìm ty chức?
Dương Nguyên Khánh quay người lại, gật đầu:
- Cứ ngồi xuống đi đã!
Đỗ Như Hối ngồi xuống cười nói:
- Tổng quản cảm thấy phiền lòng sao? Vừa về ngày thứ hai mà đã gặp phải chuyện mấy chục nghìn người biểu tình rồi.
- Cũng may không phải là quân đội chứ không thì đêm nay ta chắc đừng mong được đi ngủ.
Dương Nguyên Khánh dựa người vào tấm đệm, vẻ mặt có vẻ rất thoải mái. Mấy chục nghìn người biểu tình ngày hôm nay dường như không ảnh hưởng gì đến tâm trạng của hắn.
Đỗ Như Hối nhìn chăm chú vào mặt hắn, trong ánh mắt lộ vẻ xảo quyệt, cười hỏi:
- Việc biểu tình của các sĩ tử dường như đúng với tâm nguyện của tổng quản. Ty chức thấy tổng quản có vẻ như là cười trên nỗi đau của người khác vậy.
Dương Nguyên Khánh ngửa đầu ha hả cười,
- Lão Đỗ, ông thật là con giun trong bụng ta rồi?
- Bởi vì ty chức rất hiểu ngài. Những năm đầu Đại Nghiệp, lúc tổng quản khuyên Ngư Câu La tổ chức khoa cử, ty chức đã biết thực ra ngài muốn chủ trương công bằng trong việc chọn lựa nhân tài.
Đỗ Như Hối chăm chú nhìn vào Dương Nguyên Khánh với một ánh mắt cảm thông, thậm chí là thương hại. Ông ta thở dài:
- Nguyên Khánh, thực ra ty chức rất hiểu nỗi khổ tâm của ngài.
- Ngươi hiểu gì cơ?
Nụ cười của Dương Nguyên Khánh đã biến mất. Ánh mắt hắn thản nhiên nhìn vào Đỗ Như Hối.
- Sĩ tộc!
Đỗ Như Hối dùng một giọng điệu quả quyết, không chút do dự nói:
- Ty chức biết người không thích sĩ tộc Sơn Đông, cũng giống như không thích quý tộc Quan Lũng. Ngài oán hận hết thảy đám danh môn vọng tộc, ngài muốn đạp đổ bọn họ. Nhưng bây giờ ngài không thể không dùng bọn họ. Từ lần khoa cử này có thể thấy. Ty chức thấy sự vui mừng từ trong nội tâm của ngài. Đối với mấy chục nghìn sĩ tử, ngài chỉ hận không nhào lên ôm hết thảy họ vào lòng. Bọn họ đã thay ngài giải quyết một vấn đề lớn.
Dương Nguyên Khánh lắc lắc đầu. Chả trách Bùi Củ luôn nói Đỗ Như Hối có chí tiến thủ. Bây giờ hắn mới thực sự thấy được "chí tiến thủ" của Đỗ Như Hối. Đoán biết được tâm sự của người bề trên, hơn nữa còn nói ra. Đây không phải là việc làm của người lăn lộn mười mấy năm trong quan trường.
Tuy nhiên Dương Nguyên Khánh cũng không hy vọng bên cạnh hắn người nào cũng đa mưu túc trí giống như Bùi Củ, luôn làm ra vẻ như Tô Uy. Có khi có một tâm phúc có "chí tiến thủ" như thế này cũng chưa hẳn là chuyện xấu.
Hắn khẽ mỉm cười.
- Được rồi, chúng ta không nói chuyện này nữa. Ta tìm ngươi đến là muốn hỏi một chút về việc gia đình quân nhân rời về phía đông bây giờ tiến triển thế nào rồi? ...
Việc hai mười nghìn sĩ tử tổ chức biểu tình ở Thái Nguyên khiến đã gây lên sóng gió lớn. Sự việc này đã trở thành tâm điểm cho tất cả mọi người. Có người vui mừng, có người phản cảm, có người tán thành, có người phản đối. Nhưng đại đa số mọi người coi việc này là một việc kỳ lại hiếm gặp để đem ra bàn luận. Chuyện mấy chục nghìn sĩ tử biểu tình từ trước đến nay là chuyện chưa từng thấy.
Sau khi các sĩ tử giải tán, mấy trăm nghìn người dân Thái Nguyên vây quanh cũng dần dần tản ra về.
Ở thành đông Thái Nguyên có một nhà trọ tên là nhà trọ A Bảo, là một nhà trọ thuộc hạng khá sang, sạch sẽ thoái mái, ba mươi phòng đều là phòng hảo hạng. Phòng trọ sáng sủa, vật dụng tốt, tiểu nhị phục vụ chu đáo, khá là có tiếng ở Thái Nguyên. Đương nhiên, danh tiếng lớn đi cùng với giá cả cũng rất cao. Tiền thuê phòng ở đây gấp ba lần các phòng trọ bình thường.
Mặc dù như vậy, nhà trọ này vẫn đông kín khách. Khách trọ ở đây đa số là danh môn vọng tộc từ các nơi đến. Bọn họ có yêu cầu khá cao đối với nơi ăn chốn ở. Còn về phần tiền thuê phòng, gia tài bọn họ hùng hậu, trên người tiền đầy túi, đủ để bọn họ chi tiêu.
Cuộc biểu tình của các sĩ tử thu hút rất nhiều người chạy đến xem, các sĩ tử quay về, bọn họ cũng lục đục quay về nhà trọ. Lúc này cách nhà trọ không xa có bảy tám sĩ tử đi tới. Đi đầu là một người đàn ông trung niên, dáng người cao gầy, khuôn mặt trắng, để hàm râu đen, ăn mặc cũng rất chăm chút. Ông ta mặc trường bào lụa màu lam, đầu đội mũ tam lương. Có thể thấy người đàn ông trung niên này là bề trên của đám sĩ tử, chứ không phải là nhân vật đi cùng sĩ tử như quản gia chẳng hạn.
Đằng sau ông ta là sáu sĩ tử trẻ tuổi đều mặc nho bào màu nhạt, ai nấy tinh thần đều rất tràn trề. Bọn họ là con cháu Lô thị, được Lô thị Phạm Dương phái tới tham gia khoa cử Thái Nguyên. Ba con trai dòng chính, ba con trai vợ kế. Người đàn ông trung niên phía trước được bọn họ gọi là tứ thúc, tên là Lô Sách. Ông ta là nội sử lệnh của nam Tùy Lạc Duơng, cũng là đệ đệ của Lô Sở. Hiện tại gia chủ của Lô thị Phạm Dương là tể tướng của Lạc Dương Lô S nhưng trong gia đình người chủ sự lại là Lô Dự - nhị đệ của Lô Sở tam đệ Lô Chiêu thì đảm nhiệm chức Tư Mã quận Trác còn tứ đệ Lô Sách là người dẫn đoàn đến Thái Nguyên tham gia khoa cử, chủ quản tài sản của Lô gia.
Lần này Lô gia đến Thái Nguyên tham gia khoa cử rất cẩn thận, đồng thời cũng rất coi trọng. Cẩn thận ở chỗ bọn họ không phái những sĩ tử giỏi đến Thái Nguyên tham gia khoa cử vì sợ sẽ khiến La Nghệ không vui, ngược lại lại rất coi trọng, đã phái Lô Sách - một nhân vật quan trọng trong gia đình dẫn đoàn, thể hiện thái độ của Lô gia.
- Tứ thúc, đám sĩ tử biểu tình này, cái gì mà phản đối danh môn vọng tộc, yêu cầu công bằng. Thúc nói xem triều đình Bắc Tùy có chịu sự uy hiếp của bọn họ không?