Chương 446: Cầu hiền như khát

Thiên Hạ Kiêu Hùng

Cao Nguyệt 13-07-2023 13:51:07

Ở đồng bằng Hà Sáo với hơn trăm dặm là một rặng núi nhỏ tên gọi Âm Sơn thuộc dãy núi Ô Thiết. Cả rặng núi dài chừng ba trăm dặm hơn, cao trăm trượng và giáp núi Đại Thanh kia chính là tường thành phía bắc của quận Du Lâm. Đứng ở đỉnh núi có thể phóng tầm mắt ra xa tít nhìn sông Hoàng Hà cuồn cuộn chảy. Hướng về phía tây bắc của dãy núi ước chừng hai mươi dặm là một thị trấn nhỏ được gọi Đại Đồng trấn, nguyên là trạm gác của quân Tùy. Vì dân cư dần dần tụ họp đông đúc đã hình thành nên trấn nhỏ này và trực thuộc quản lý của huyện Ô Hải, quận Ngũ Nguyên. Trấn kỳ thực không lớn, cũng chỉ là một con phố dài, hai bên rải rác bảy tám mươi hộ gia đình, ven chợ cũng phân bố hơn mười nhà, cửa hiệu, nhà trọ, quán rượu, cửa hàng tạp hóa, lò rèn, hiệu thuốc bắc, nhiều nữa là thương buôn, chừng năm nhà là đông, trấn nhỏ phía tây kia còn có một kỹ viện thấp kém của trấn. Lữ khách – bọn họ chủ yếu là dân chăn nuôi Đột Quyết ở phía tây và những thương nhân qua đường. Cách thảo nguyên phía bắc hơn hai trăm dặm thấy ngay một số bộ lạc Đột Quyết, ấy thế mà mười mấy năm qua người Đột Quyết và Đại Tùy cứ hết đánh nhau rồi lại giao hòa, nhưng tiểu trấn này vẫn có tiếng là nơi yên tĩnh, dân mục Đột Quyết dù có đi đến bao xa cũng không rời bỏ tiểu trấn này. Lúc này đã là tháng chín mùa thu, cái rét lạnh của gió mùa phương bắc vẫn chưa kéo đến. Đây cũng là lúc vào vụ trên các vùng thảo nguyên, bò dê hợp thành bầy đàn, ngựa béo tốt, mục dân đào bới dược liệu, thuộc da, gia công xong, nô nức chạy đến Đại Đồng trấn giao dịch và mua đồ sống qua mua đông, chủ yếu là muối và trà lá, cùng với rượu Trung Nguyên, hoặc giả cho các chị, các cô hay các bà mua một đoạn tơ lụa, khiến Đại Đồng trấn vô cùng náo nhiệt, trên đường phố tấp nập người Đột Quyết và qua lại. Đây là vụ mùa đáng giá trong vòng một năm của Đại Đồng trấn. Hôm nay, Đại Đồng trấn cũng tưng bừng nhộn nhịp như những ngày khác, người qua kẻ lại vô cùng náo nhiệt. Ở trước cửa quán rượu ở đầu phía đông của trấn đã xếp thành hàng dài. Trấn nhỏ có hai quán rượu, quán rượu này gọi là Quán rượu Lâm Ký, đã mở ra ở đây gần 20 năm, công việc làm ăn vẫn bình thường, kinh doanh kém nhất trong số hai quán rượu. Hai quán rượu gần như đều bán rượu nho Đại Lợi. Tuy nhiên, loại rượu này ở Trung Nguyên bán chạy và sầm uất, nhưng trên thảo nguyên này việc bán buôn chỉ bình thường. Người Đột Quyết e là rượu không đủ mạnh. Phần lớn họ mua đi chẳng qua là tùy hứng thay đổi khẩu vị. Vì đoạn đường dẫn đến quán khá xấu, nên việc bán buôn của Quán rượu Lâm Ký kém hơn, không thể hấp dẫn người Đột Quyết ghé thăm, nhưng hai tháng trước đây, nơi đây đã bén duyên cùng một đạo sĩ. Đạo sĩ chạy lánh nạn từ Trung Nguyên. Vị này có kỹ thuật ủ rượu khá cao. Đạo sĩ đem rượu đã nấu vào lò chưng cất lại khiến rượu có nồng độ và hương vị mãnh liệt khác thường, hợp với khẩu vị của người Đột Quyết. Thanh danh ủ rượu của đạo sĩ gây tiếng vang và truyền đến Phong Châu, Huyện thừa Đại Lợi là Vương Chiêm Vũ trước đó không lâu đã thân chinh đến Đại Đồng trấn mời vị đạo sĩ danh tiếng đến thành Đại Lợi ủ rượu, nhưng đã bị lão khước từ. Lúc này, xa xa một đội kỵ binh vội vàng chạy tới ước chừng hơn ngàn người. Các kỵ binh chạy vội đến bên ngoài trấn và dừng lại, cầm đầu các kỵ binh chính là Tổng quản Phong Châu Dương Nguyên Khánh. Lúc hắn đang thị sát thành Đại Lợi, tình cờ nghe thấy Huyện thừa Vương Chiêm Vũ nói về danh tiếng của vị đạo sĩ này, gần như ngựa không ngừng chân, thẳng một đường vội vàng chạy tới. Trong lòng hắn như lửa đốt lo sợ tên đạo sĩ này quay trở về Trung Nguyên. Dương Nguyên Khánh đang cùng hơn hai trăm hộ vệ phía sau đi theo Huyện thừa Vương bước nhanh về phía Quán rượu Lâm Ký. Bên ngoài quán, ông chủ Lâm Hồng đang dàn xếp trật tự, chủ quán quay đầu và thấy Huyện thừa Vương vừa đến, trong lòng không khỏi một hồi khẩn trương và lo âu, vẫn không buông tha vị đạo sĩ kia về ủ rượu cho mình sao? Nhưng phía trước mặt hắn là Huyện thừa, hắn không dám chậm trễ, ngay lập tức tiến lên phía trước cúi người hành lễ - Tiểu dân Lâm Hồng tham kiến Huyện thừa đại nhân. Kỳ thực Huyện thừa Vương cũng đang không hiểu ra sao cả. Đối phương chẳng qua chỉ là một đạo sĩ ủ rượu, sao Tổng quản vừa nghe đến họ tên của hắn bèn nhảy dựng lên, trà cũng không uống, mà cơm cũng không ăn, lao như gió thẳng tới đây. Y nghĩ thế nào cũng không nghĩ ra, chẳng lẽ tổng quản định học kỹ thuật ủ rượu của vị đạo sĩ này, đem rượu nho bán cho người Đột Quyết sao? Bất kể Huyện thừa Vương nghĩ như thế nào, thì y chỉ nghĩ ra một nguyên nhân là Tổng quản muốn bán rượu cho người Đột Quyết. Huyện thừa Vương được Dương Nguyên Khánh căn dặn, trước khi sự việc diễn ra, không nên để lộ thân phận của hắn, y cũng không giới thiệu Dương Nguyên Khánh, chỉ cười ha hả và hỏi: -Lâm đông chủ, đạo sĩ ủ rượu vẫn còn chứ? Ông chủ Lâm đặc biệt khẩn trương, lắp bắp nói: -Hồi bẩm Huyện thừa, hắn đã đi rồi. Huyện thừa Vương trong lòng có chút thất vọng, quay đầu nhìn Dương Nguyên Khánh. Dương Nguyên Khánh nhìn ra sự khẩn trương và giảo hoạt trong mắt của chủ quán. Ngay lập tức, hắn liếc mắt với thân vệ bên cạnh. Thân vệ nên cho chủ quán một quyền ngã nghiêng trên đất và rút đao ra gí vào cổ họng gã: - Nhà ngươi lớn gan thật, dám lừa gạt Đại tướng quân nhà ta! Ông chủ Lâm lập tức nhận ra được vị quan quân trẻ tuổi này là ai rồi, gã sợ tới mức hồn vía lên mây, cuống cuồng cầu xin: -Tha mạng, Tổng quản tha mạng! Đúng lúc này, vị đạo sĩ từ trong quán bước ra, tuổi ước chừng ba mươi bốn, ba mươi lăm tuổi, mặc một cái áo dành cho Đạo sĩ màu vàng hơi đỏ, đầu đội trúc quan, mũi thẳng, ánh mắt điềm tĩnh, dưới hàm có ba chòm râu dài mang cốt cách của Đạo. Hắn tiến lên chắp tay hành lễ nói: - Vô lượng Thiên Tôn, Dương Tổng quản cần gì phải tức giận với một người buôn rượu như thế? Huyện thừa Vương vội vàng khẽ nói với Dương Nguyên Khánh: - Chính là hắn, là đạo sĩ ủ rượu giỏi đó. Dương Nguyên Khánh liếc mắt một cái, hỏi Đạo sĩ: -Ngươi chính là Ngụy Trưng người Cự Lộc? Vị đạo sĩ này chính là Ngụy Trưng, vì trốn tránh lệnh gọi nhập ngũ mà chạy đến Phong Châu. Vì ông chủ Lâm Ký và ông cùng là đồng hương, vài năm về trước ở quê cả hai đã một lần gặp qua, nên vị đạo sĩ này đã chạy trốn tới Đại Đồng trấn, dừng chân tạm thời tại Quán rượu Lâm Ký. Đạo sĩ có kỹ thuật ủ rượu rất cao, khiến cho thanh danh của đạo sĩ ngày càng vang xa, ngay cả Huyện thừa Đại Lợi cũng hâm mộ tiếng tăm này và mời giáo đạo sĩ đi ủ rượu. Chí hướng của Ngụy Trưng không phải ủ rượu, ông khéo léo từ chối lời mời của Huyện thừa Vương, lại càng không nghĩ rằng, chỉ cách vài ngày mà Tổng Quản U Châu Dương Nguyên Khánh lại tự mình thân chinh đến. Chẳng lẽ sứ mệnh của ông phải là thợ thủ công ủ rượu sao? Ông cười chua chát và hỏi: -Dương Tổng Quản muốn mời Ngụy Trưng ta đi Thành Đại Lợi ủ rượu phải không? Dương Nguyên Khánh lắc lắc đầu, nghiêm nghị nói: -Quận Ngũ Nguyên tháng sau sẽ cử hành thi Hương lựa chọn người tài năng, tuấn kiệt, ta muốn mời Tiên sinh làm quan giám khảo của huyện Cửu Nguyên. Mọi người có mặt tại đây ngây ngẩn cả người, ngay cả Huyện thừa Vương cũng mở to hai mắt nhìn. Giám khảo của các huyện ít nhất phải từ chủ bộ trở lên mới đủ tư cách, Tổng quản không ngờ khiến cho một đạo sĩ ủ rượu đi làm quan giám khảo. Y hoài nghi phải chăng mình nghe nhầm, phải đi nướng rượu, chứ phải là giám khảo. Ngụy Trưng cũng ngây ngẩn cả người. Tuy rằng ông ta có ý chí lớn nhưng lại rất ít người biết. Danh tiếng ủ rượu của ông ta còn nổi tiếng hơn cả tài học, sao Dương Nguyên Khánh lại biết? Chẳng lẽ là ân sư đề cử? Ngụy Trưng từng làm đệ tử danh nghĩa vài tháng của đại nho Vương Thông, nhưng Vương Thông có đông học trò lắm, tới mấy ngàn người. Ông ta ngay cả học tịch chính thức còn không có, Vương Thông căn bản là không biết tới ông ta, càng không cần phải nói là đề cử ông ta với Dương Nguyên Khánh. Sau một lúc, Ngụy Trưng thở dài nói: -Nhờ Dương Tổng quản nâng đỡ, chỉ sợ Ngụy Trưng phải khiến Tổng quản thất vọng rồi. Ông lại định khéo léo từ chối, nhưng Dương Nguyên Khánh lại cười nói: -Hôm nay bất kể như thế nào, Tiên sinh cũng phải theo ta trở về, ta có hai vị trí cho ngươi tuyển chọn. Một là thành thợ thủ công ủ rượu, hoặc là Chủ khảo quan huyện Cửu Nguyên. Ông tự mình mà chọn một đi! Ngụy Trưng nhìn ánh mắt chân thành của Dương Nguyên Khánh. Kỳ thực trong lòng ông vô cùng cảm động, Dương Nguyên Khánh lấy thân phận Phong Quốc Công, Tổng Quản U Châu đến tận nơi mời ông, không cần biết hắn là người như thế nào, nhưng thành ý thế này khiến ông không thể cự tuyệt. Ngụy Trưng thi lễ thật sâu: -Tổng quản không chê Ngụy Trưng ngu dốt, nguyện làm chó ngựa vì Tổng quản. Dương Nguyên Khánh mừng rỡ, hắn cầu người hiền giống như người khát cần nước, hắn càng không nghĩ tới một trấn nhỏ như vậy có thể mời được Ngụy Trưng. Hắn vỗ vai Huyện thừa Vvà khen: -Ông có công đề cử, ta sẽ thưởng trọng hậu! Huyện thừa Vương thầm cười khổ: y chẳng qua chỉ đề cử một thợ thủ công ủ rượu mà thôi. Bên trong quán, Ngụy Trưng mời Dương Nguyên Khánh và Huyện thừa Vương đến phòng của mình ngồi xuống, lại châm cho các vị này rượu do mình chưng cất, cười nói: -Mời Tổng uống một chén rượu ta chưng, xem vị như thế nào? Dương Nguyên Khánh nâng chén uống và cảm nhận được hương rượu đậm đà, hơn nữa còn khá nặng, liền cười hỏi: -Tiên sinh theo ai để học được cách ủ rượu này?