Hoằng Lục kéo Dương Phàm đi, đi hết dãy hành lang mái xanh cột đỏ rồi chuyển hướng, trên đường đi, cách mỗi một cây trụ đỏ lại có hai võ sĩ nhật nghiêm trang đứng gác, bên hông có đeo thanh kiếm nhật sắc bén, sáng loáng. Tay trái của họ đặt ở vị trí giao nhau của bao kiếm, mu bàm tay đã đỏ lên vì lạnh nhưng họ vẫn nghiêm trang đứng gác, không một chút lơ là, bất cẩn
Thấy Hoằng Lục bước lại gần, mấy võ sĩ kia đều gập người cúi chào, nhưng Hoằng Lục lại không thèm để ý, việc y quan tâm bây giờ là làm sao lôi được Dương Phàm đi nhanh nhất có thể. Bọn họ dừng lại trước của một căn phòng yên tĩnh, chưa kịp giơ tay gõ cửa thì cánh của đột nhiên mở ra, chào đón hai người là cũng một vị hòa thượng mặc áo đen, không ai khác chính là Hoằng Nhất
Hoằng Nhất Và Dương Phàm ôm nhau trong xúc động, đúng lúc đó vọng ta từ trong phòng tiếng mắng của một người:
- Các ngươi còn định ở ngoài đó tâm sự đến khi nào nữa, mau vào đây hết cho ta, để ta được nhìn Thập Thất.
Hoằng Nhất vội buông Dương Phàm ra. Trong phòng có một vị tăng nhân mặc một bộ cà sa trắng, đang khoanh chân ngồi trên giường, nhìn thẳng vào Dương Phàm, đôi mắt ngấn lệ xúc động, đây đúng là Tiết Hoài Nghĩa sư phụ. Tiết Hoài Nghĩa so với ngày xưa có phần già đi, mặt cũng hốc hác đi nhiều, nước da trắng như tuyết của ngày xưa mà y từng lấy làm hãnh diện giờ đây đã không còn nữa, thay vào đó là một làn da ngăm đen.
Dương Phàm cởi giày nhanh chân bước vào phòng, Tiết Hoài Nghĩa cũng theo đó mà đứng dậy, lớn tiếng cười, chào đón Dương Phàm cũng là một cái ôm chặt chan chứa tình cảm. Hai người ôm nhau một lúc lâu, Dương Phàm mới buông tay, lo lắng trách cứ:
- Tiết sư phụ, người không nên trở về Trung Nguyên.
Tiết Hoài Nghĩa vội đáp:
- Cái gì mà Tiết sư phụ, Tiết sư phụ của ngươi đã chết từ lâu rồi, trên đời này không còn ai tên là Tiết Hoài Nghĩa nữa. Ta giờ đây đã lấy lại được cái tên mà tổ tông đặt cho rồi, ta đây chính là Phùng Tiểu Bảo, con cứ việc yên tâm, không có ai biết ta là ai đâu, lần này ta trở về ngoài con ra thì ta không còn gặp ai khác
Mấy người ngồi trên giường nói chuyện. Căn phòng này bốn bức tường đều cách âm, trên tường sơn trắng xóa, trên sàn nhà có đặt hai cây đèn lồng cao, hình quả dưa, dán giấy đồng, trên giấy còn vẽ cả hình lá trúc, khi phản chiếu lên tường khiến cho mọi người có cảm giác bản thân đang lạc vào một rừng trúc vậy. Trên mặt đất hãy còn đặt một cái lò sưởi với họa tiết trang nhã, khiến cho căn phòng trở nên ấm áp.
Dương Phàm lên tiếng:
- Con vừa nhận được thư của từ Nam Hải, trong thư có viết sư phụ ở Nam Hải không được thoải mái, chỉ ở được có hơn một năm, rồi người không từ mà biệt, không ai biết sư phụ đi đâu. Hôm nay con gặp được tiết sứ của nước Nhật bản đến thăm, rồi người viết cho con vài chữ, người có biết người khiến con lo sợ như thế nào không?
Tiết Hoài Nghĩa vui vẻ cười nói:
- Hành sự mà không khiến cho người khác kinh hãi, khiến cho người ta lác mắt thì đâu phải là phong cách của Phùng Tiểu Bảo ta đây. Hôm nay con đến đây thì hãy nghỉ lại đây, đừng về nữa, đêm nay chúng ta cùng uống vài chén với nhau.
Tiết Hoài Vũ nói xong thì thì vỗ tay liến ba cái " bốp, bốp, bốp", sau đó là tiếng mở cửa, cùng sự xuất hiện của một thiếu nữ xinh đẹp mặc bộ kimono in hình hoa phí màu xanh nhạt, trên tóc có gài "ngạch trất" và ba cây trâm, yểu điệu thướt tha đi vào.
Bộ kimono của nàng được trang điểm thêm một chiếc nơ hình con bướm khá to, khiến cho bộ trang phục thêm phần nữ tính, người mặc thì toát lên sự năng động, hoạt bát. Vị tiểu thư này nhỏ nhẹ bước đến trước mặt Dương Phàm khiến cho đôi chân mang tất vải màu trắng thấp thoáng sau bộ kimono, nhẹ nhàng quỳ xuống, đặt đĩa ăn được sơn màu đỏ tươi lên bàn.
Chiếc đĩa màu đỏ này bên trong có vài món nhẹ cùng với một vò rượu nhỏ. Đôi lông mày của vị cô nương kia thanh tú như hình trăng non, con ngươi long lanh như pha lê, khuôn miệng nhỏ khẽ cười duyên với Dương Phàm. Nàng chia thức ăn, rót rượu một cách thuần thục, tao nhã, trong khi rót rượu thì nàng đã vô tình lộ ra đôi tay ngọc ngà của mình.
Dương Phàm không ngờ ràng ở chốn thiền tự này lại có thể xuất hiện một thiếu nữ Đông Doanh, cho nên trên mặt lộ rõ vẻ ngạc nhiên. Trong lúc vị cô nương này rót rượu mời Hoằng Nhất và Hoằng Lục thì hai người họ cung kính đỡ lấy chén rượu, rồi còn cảm ơn vị cô nương này: "Đa tạ sư nương". Nghe xong mà Dương Phàm sửng sốt tới mức há hốc miệng.
Tiết Hoài Nghĩa nhìn thấy bộ dạng của Dương Phàm thì không nhịn nổi cười phá lên:
- Thập Thất, ta giới thiệu với con, đây là Nhược Hương, nữ nhân của ta.
Tiết Hoài Nghĩa gãi cái đầu trọc, dương dương đắc ý:
- Haha, cái này gọi là bản lĩnh đó, đi đến đâu cũng thể hô phong hoán vũ. À, đúng rồi, ta phải nói rõ một chuyện, lần này, Phùng Tiểu Bảo ta có được ngày hôm nay, không phải dựa vào nữ nhi mà chính là dựa vào bản lĩnh thực sự của bản thân mà phát triển sự nghiệp,
Vị cô nương kia mỉm cười nói với Dương Phàm:
- Xin cứ tự nhiên.
Rồi cúi đầu xuống ngang với đầu gối, nói xong liền cầm khay có đĩa trống, nhẹ nhành lui ra ngoài. Một lát sau, vị cô nương đó lại quay lại nhưng lần này là cầm theo một cây đàn cổ rồi chọn một góc phòng ngồi xuống, bàn tay trắng nõn, mảnh mai khẽ lướt trên dây đàn và một âm thanh trong trẻo như tiếng nước trong khe suối khẽ vang lên
Trong lòng Dương Phàm không khỏi kinh ngạc, Trương Bạo sư phụ của hắn trong thư đã nói rõ, lúc Tiết Hoài Nghĩa rời khỏi Nam Hải chỉ mang theo Hoằng Nhất và Hoằng Lục, trong người không một xu dính túi, cũng không biết vì sao y lại đến Nhật Bản và cả cuộc hội ngộ gì gì đó. Dương Phàm giấu đi sự tò mò, nâng chén rượu rươi cười nói:
- Chúc mừng sư phụ hoàn tục, lại còn cưới được một sư nương dịu dàng và hiền thục nữa.
Hoằng Lúc cười đáp:
- Thập Thất, điều này là đệ nói sai rồi, sư phụ của chúng ta vẫn chưa hoàn tục, sư phụ chẳng những không hoàn tục mà tại kinh đô nước Phù Tang còn sáng lập nên một nguyên giáo, xây dựng được một ngôi chùa nguyên bản và tự lập ra một phái Giáo tông, vô cùng oai phong đó.
Tiết Hoài Nghĩa giả xuất gia mà cũng có thể tự sáng lập nên một phái giáo, trở thành Giáo tông sao?
Dương Phàm dường như không tin được vào tai mình, Hoằng Nhất và Hoằng Lục hai người thay nhau giải thích thì Dương Phàm mới có thể hiểu rõ mọi chuyện
Thì ra hòa thượng của Nhật Bản có rất nhiều giáo phái, và tất cả trong số đó vẫn có thể ăn mặn, không ít chùa chiền theo kiểu cha truyền con nối, từ đời này sang đời khác, đem chùa chiền miếu mạo trở thành gia nghiệp, không ít tăng nhân không những có quân đội mà còn có cả đất đai riêng của mình, hằng năm không phải nộp thuế mà lại còn có thể tự do thu nạp tín đồ, đệ tử, thậm chí có người còn cát cứ một phương, can thiệp cả chuyện chính trị quốc gia
Mấy võ sĩ ngoài hành lang mà Dương Phàm gặp lúc nãy chính là tư binh của Tiết Hoài Nghĩa, quả thực thiền tông của Nhật Bản có những phái không cấm chuyện hôn nhân nhưng đây lại chính là điều đại kị của những giáo phái khác, hoặc là chuyện cao tăng của một môn hạ nào đó tư thông với nữ nhân cũng là một bí mật không thể công khai. Đúng là "Hữu thì giang hải hữu thì sơn, thế ngoại đạo nhân danh lợi gian, dạ dạ uyên ương thiện tháp bị, phong lưu tư ngữ nhất thì nhàn."
Tiết Hoài Nghĩa tự mình lập ra phái giáo riêng, mấy thứ quy tắc phiền phức kia đương nhiên là do y tự định đoạt, phái giáo này của y không cấm rượu- thịt- nữ sắc, điều chú ý ở đây là rượu thịt đã vào bụng, trong tâm có phật, tức là chỉ nhân tâm, có lòng thì sẽ thành phật, các phái giáo khác cũng gần như ngộ đạo của Lục Tổ Tuệ Năng, có khác chỉ là khác ở hình thức thôi
Khi đó, quý tộc và tín đồ Nhật Bản sùng tín phật thờ phật một cách công khai, nhưng lại vô cùng ít những vị cao tăng đại đức thực sự tinh thông Phật thuyết, Tiết Hoài Nghĩa đã dựa vào vốn phật thuyết ít ỏi, học lỏm được khi còn ở chùa Bạch Mã mà sáng lập nên một đại nghiệp đồ sộ ở Đông Doanh
Hoằng Lục dứt lời dương dương đắc ý nói:
- Thập Thất, đệ sẽ không tưởng tượng ra vẻ oai phong của sư phụ khi ở Đông Doanh đâu, không những chỉ có các vị đại danh cung kính với sư phụ mà ngay cả quốc vương Nhật Bản cũng phải nể sư phụ của chúng ta vài phần, coi sư phụ chẳng khác gì là thượng khách.
Hoằng Nhất bổ sung:
- Sư phụ của chúng ta tay không dẫn hai huynh đệ ta từ Nam Hải tới Nhật Bản làm nên cơ đồ.
Tiết Hoài Nghĩa gãi gãi cái đầu trọc, cố tỏ ra vẻ mặt khiêm tốn, nhưng cái miệng lại cứ cười toe toét, không thể nào giấu được vẻ đắc ý. Dương Phàm thấy vậy cũng bật cười theo:
- Đúng là không thể ngờ được, ha ha, sư phụ, người hiện giờ sống trong nhưng lụa, tối ngày rượu thịt, lại có người đẹp bên cạnh, con thật lòng ngưỡng mộ sư phụ.
Vị tiểu thư đang đánh đàn Phù Tang nghe xong , khẽ cắn nhẹ đôi môi mềm đỏ mọng, khuôn mặt khả ái lộ ra một nụ cười quyến rũ, con mắt vội chuyển sang phía Dương Phàm lườm một cái, sau lại nhanh chóng liếc mắt đưa tình với Tiết Hoài Nghĩa, rồi đôi tay thon dài lại khẽ lướt trên dây đàn. Tuy là nàng cố tập trung gảy đàn và gảy lên những cung luyến láy, ngâm rõ ràng nhưng vẫn không giấu nổi sự e lệ, bẽn lẽn của thiếu nữ đang yêu.
Trái lại, Tiết Hoài Nghĩa lại thoải mái cười lớn:
- Nếu như con đã ngưỡng mộ ta như vậy, thì hãy cùng với sư phụ đến Đông Kinh như lời con hứa với ta ngày trước, ta tin rằng với bản lĩnh của con, hai chúng ta cùng bắt tay cộng tác thì nhất định có thể uy chấn một phương ở Phù Tang, giống như Cầu Khiên Khách ngày xưa tự xưng một phương, ung dung tiêu diêu, tự tại, chẳng nhẽ lại không bằng ở lại đây chịu sự sai bảo của bà già kia
Ánh mắt của Dương Phàm chợt sáng lên, cẩn thận hỏi lại:
- Sư phụ đến tận bây giờ vẫn còn ôm hận với Võ Thị sao?
Tiết Hoài Nghĩa lắc lắc đầu, cố cười để che giấu một điều đã qua đi rồi thản nhiên đáp:
- Con cho là lần này ta và hai sư huynh của con về đây là trả thù sao? Ha ha, bà ta cả đời này sẽ không thể nào có được tấm chân tình của người khác, đối với một nữ nhân mà nói, thì bà ta sớm đã gặp báo ứng rồi. Lỗi là do ta, ta biết, hà tất ta phải sống trong oán hận.
Tiết Hoài Nghĩa âu yếm nhìn Nhược Hương đang đánh đàn, rồi xúc động nói:
- Bây giờ đã là lúc nào rồi, cứ ôm oán hận chi bằng quý trọng người trước mắt, ta từ Nam Hải đến Phù Tang, không một xu dính túi, cơ cực bần hàn, nếu như không có sự cưu mang của Nhược Hương, một người đàn ông bất tài như ta không biết là ai có thể chịu được ta, ta mới chịu làm bạn với ta. Thời gian lâu dần tuy là không thể sinh ra tình cảm nhưng có thể giúp ta hiểu được tấm chân tình của người đời.
Tiết Hoài Nghĩa giơ chén lên, nói với Dương Phàm:
- Trải qua nhiều chuyện như vậy, đối với ta mà nói, mọi chuyện ta đã quên hết rồi duy chỉ có con. Thập Thất à, lần này ta trở về chính là muốn quay về hoài cổ một chút, không trở về một chuyến có lẽ là ta không thể nào yên tâm được. Lạc Dương, nơi ta từng gắn bó, chùa Bạch Mã nơi từng gắn bó, hôm nay đến Trường An, chỉ vì nơi đây có con, nếu có thể ta vẫn hi vọng có thể ngao du sông núi, cùng con tiêu diêu tự tại, còn chuyện triểu đình kia thì... ôi một giấc mộng thật là đẹp
Dương Phàm cùng nâng ly, cảm động nói với y:
- Những gì nên bỏ qua thì hãy bỏ qua, chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể an nhàn, thoải mái tận hưởng cuộc sống này, như sư phụ giờ đây chẳng hạn. Nhưng đệ tử giờ đây vần còn có người thân, có nhiều chuyện không thể không lo được. Nhưng chắc là có cũng có một ngày con giống như người, tự do tiêu diêu phiêu bạt khắp nơi, ngao du sơn thủy, đến lúc đó con sẽ cùng với người thân của con đến Phù Tang thăm người.