Khi nhận tiền xong, thầy Hai Thiện cũng kiếm ngày khắc với ngày tháng năm sinh của cô gái mới cúng được. Bấm quẻ ra cũng phải hơn 10 ngày sau mới có thể làm được. Với trong giai đoạn đó, thầy Hai Thiện còn phải dựng đàn nữa. Đàn cao tận 3 trượng.
Đúng 10 ngày sau, thầy Hai Thiện mang bộ đồ của thầy cúng, bộ đồ màu tối, trên đầu còn cột dải băng vàng, chữ đỏ. Trên bàn cúng còn có các thứ như sau: bánh trái, hoa quả, nhang đèn, giấy tiền vàng bạc. Tiếp theo là cờ xí, loại cờ được vẽ trận pháp bằng máu của gã trống. Cờ xí được cắm 4 phương tám hướng trên bàn lễ. Trên bàn còn có cả 1 cây kiếm gỗ nữa. Bài trí mọi thứ đâu vào đó, thầy Hai Thiện mới leo lại xuống đàn, vào trong nhà, cầm lấy một cái lọ được thờ trên cái bàn nhỏ giữa nhà mang đi. Cái lọ trắng bằng sứ được đặt ngay trung tâm của trận cờ, lót dưới cái lọ trắng bằng sứ chính là ngày tháng năm sinh của cô gái đó.
Để có được ' thứ' trong lọ trắng đó đâu phải dễ. Thầy Hai Thiện đã phải đi tìm âm để bắt về, lại chính là làm thay công việc của quỷ sai dưới địa ngục. Dùng tiên quyết để lẩn tránh sự truy đuổi của địa ngục.
Thời khắc đã đến, thầy Hai Thiện mới thắp lên 3 nén hương, rồi dùng lá bùa có sẵn trên bàn, đưa tay làm phép rồi dán lên kiếm gỗ. Sau đó ông ta mới cầm kiếm gỗ đó nhảy múa trên đàn, vừa nhảy múa miệng vừa lẩm bẩm đọc chú. Ai nhìn thấy cứ tưởng ông ta đang cầu mưa, nhưng thực tế là cầu hồn. Công việc này, chỉ cần 1 giờ là xong, thuật pháp này sẽ làm hao tổn nguyên thân của cô ấy.
Lúc này, Bảo Châu đang trên đường trở về nhà, trong lòng nặng trĩu buồn miên man. Đã mấy hôm rồi cô ở chỗ người thương của mình, một thầy giáo trẻ và hiền lành, đức độ. Không hiểu sao, anh bị ngã lăn xuống đồi, đầu đập vào đá và bây giờ trở nên hôn mê bất tỉnh. Dù có dùng thuốc loại gì đi nữa, tình trạng cũng không khá khẩm hơn được.
Vào đến trong nhà cũng gần đến giờ ngọ. Thấy con gái về, má của cô mới nắm lấy tay con mà hỏi han:
— Sao rồi con? Thằng Phúc thế nào rồi?
Gương mặt cô buồn xo, nước mắt bỗng nhiên ứa ra, sóng mũi cô cay cay đến đỏ. Thấy con gái bà Tâm An cũng hiểu nên dìu con gái lại ghế ngồi. Còn sai người mang cho cô ly nước mát nữa, uống xong ly nước, cô cảm thấy ổn hơn 1 chút xíu. Cô sụt sùi lên tiếng:
— Bác sĩ nói anh ấy chưa biết khi nào sẽ tỉnh lại, nghi có máu tụ ở đầu.
Bà Tâm An thở hắt ra 1 cái rồi nói:
— Tội cho thằng nhỏ, cái đứa hiền lành vậy đó mà gặp chuyện gì đâu không à? Rồi chuyện hôn sự con tính sao?
— Con nhất định đợi anh ấy tỉnh lại, con nhất định chỉ gã cho anh ấy thôi.
Bảo Châu úp mặt vào người của má mình mà khóc rấm rứt. Bà cũng thương con, đến nỗi nước mắt cũng chảy theo, bà vỗ vỗ lên lưng con rồi an ủi:
— Thôi không sao đâu con, nó hiền lành kiểu gì cũng gặp phước báo mà. Thôi vào thay đồ rồi chuẩn bị ra ăn cơm, ba mày với chị tư mày về giờ đó.
— Dạ, con biết rồi má.
Bảo Châu quẹt ngang nước mắt, giờ cũng giờ ngọ đứng bóng rồi chứ ít đâu. Cô đứng lên khỏi ghế, bỗng nhiên thấy rất lạnh lẽo, toàn thân phát hàn. Rồi cả cơ thể run lên, hai tày chéo qua ôm lấy 2 vai mà xoa xoa. Má cô hỏi:
— Con bị sao vậy?
— Con không biết nữa, tự nhiên con cảm thấy ớn lạnh sao sao á...
Má cô lo lắng để tay lên trán cô xem sao, không có chút nóng nào. Bà dặn:
— Thôi con vào phòng nghỉ ngơi chút đi. Lát má ăn cơm xong má nói tụi nhỏ làm cho ly chanh uống cho khoẻ. Chắc đi đường nắng nôi quá nên bị say nắng đây mà.
— Dạ, thôi con về phòng.
— Ừa.
Bảo Châu mới bắt đầu đi về phòng của mình, một bước, hai bước... năm bước.
Rầm...
Bảo Châu như khúc cây bị đốn ngã, không có chút phản xạ bấu víu. Cô ngã thẳng đập đầu ra phía sau.
Má cô nhìn thấy hoảng lắm, nhanh chóng chạy lại bên cô, miệng còn gọi lớn:
— Người đâu, người đâu lên đây coi...
Rồi bà ôm lấy cô, tay vuốt vuốt trên má, không ngừng lo lắng:
— Con ơi... con... con bị sao vậy con? Con ơi...
Gọi một lúc Bảo Châu mới mở mắt ra, ngơ ngác hỏi:
— Má, sao con lại nằm đây?
— Trời ơi, con không biết gì hả? Tự nhiên con đang đi cái ngã ngang xuống vậy đó. Đưa má coi cái đầu có bị sao không?
— Ngã hả? Con bị ngã hả má? Sao con không biết gì hết, cũng không thấy đau gì hết.
Khi đỡ cô dậy, má cô còn lấy tay xoa xoa đầu cho cô nữa, rõ là u lên một cục vậy mà không thấy đau. Bà mắng:
— Vậy mà kêu không đau, nó sưng 1 cục lên đây nè.
Sau đó, má cô quay sang dặn người làm:
— Mau gọi thầy thuốc đến đây.
— Dạ.
Người làm nhanh chân chạy đi, còn bà cùng người làm khác dìu cô vào phòng nghỉ ngơi.
Cũng may sau khi thầy thuốc khám xong Bảo Châu không có bị gì nguy hiểm. Thầy thuốc còn kê cho cô vài đơn thuốc uống cho bổ máu, có thể cô bị thiếu máu và suy nhược nên mất cân bằng.
Đến tối khi mọi người cùng ăn cơm với nhau, nói chuyện của Bảo Châu xong, rồi cùng nhau bàn về kế hoạch tổ chức hôn sự sắp tới cho chị Ngọc Châu nữa. Cũng không còn mấy ngày nữa là tới rồi, vì ông bên nhà anh rể già yếu, sợ không qua khỏi nên bọn họ phải tổ chức sớm hơn dự định.
Mọi người đang nói chuyện xôm xả, bỗng nhiên ông Trần Đô ngửi thấy mùi gì thối thối. Sau đó mọi người cũng ngửi thấy mùi thối thối, ông Trần Đô lên tiếng:
— Cái mùi gì vậy ta? Hay là ai vừa xả hơi vậy?
Ai nấy cũng chối, không có nhận, cả Bảo Châu cũng vậy. Rồi nước chảy từ ghế của cô xuống đất, tạo thành tiếng ' tỏng... tỏng'. Người làm đứng phía sau mới lên tiếng:
— Cô năm ơi... cô...
Những ánh mắt trong bàn mới tập trung nhìn qua phía cô, lúc này cô mới thấy cái mùi đó như ngay chỗ mình. Cô cúi đầu nhìn xuống quần, ánh mắt hoảng hốt cực độ, cô hoảng loạn không dám đứng lên, chỉ biết gọi:
— Má ơi má... cứu con...
Bà Tâm An đang ngồi bên cạnh ông Trần Đô mới nhanh chân qua đó, những người ngồi trong bàn ngay lập tức đứng lên và rời khỏi bàn. Cũng may trong này không có người ngoài. Nhìn thấy con gái bị như vậy, tuy mùi rất thối nhưng bà lại gọi lớn:
— Mau mời thầy thuốc qua đây. Có khi thuốc của cha thầy này uống vô bị thẳng ruột rồi.
Sau đó còn nói với mọi người:
— Thôi mấy cha con ông đi đâu đó đi, tôi giải quyết vụ này được.
Tuy lo lắng cho con, nhưng dù sao đó cũng là chuyện phụ nữ với nhau nên ông Trần Đô tránh đi. Cũng không quên dặn dò:
— Thầy thuốc khám nói sao thì báo lại với tôi nghe bà?
— Tôi biết rồi ông.
Ngọc Châu, tay che mũi, cô cũng muốn nôn nhiều lần vì mùi thối hơn mức bình thường nữa. Nhưng cô vẫn muốn quan tâm em gái:
— Má ơi... để con phụ má...
Bà Tâm An đuổi khéo:
— Thôi được rồi con, chuyện nhỏ mà, má làm được. Con ra ngoài hay về phòng đi con.
— Dạ.
Bản thân Bảo Châu ngồi chết lặng 1 chỗ, đầu vẫn cuối xuống, nước mắt cứ chảy dài đến run cả đôi vai. Chỉ có bà Tâm An không sợ dơ, sợ bẩn mà ôm lấy con gái an ủi:
— Không sao đâu con, họ đi hết rồi, có má đây, đừng sợ.
Bảo Châu khóc oà lên như đứa trẻ nít mất kẹo. Cô vừa khóc vừa lên tiếng:
— Má ơi... con bị gì vậy má? Con sợ quá má ơi...
— Má thương...
Bà Tâm An ôm con vỗ về thêm 1 lúc rồi dẫn con ra phía nhà tắm, để tắm gội thay đồ. Không biết có phải do thuốc của ông thầy uống lúc trưa không mà con gái bà tiểu tiện, đại tiện mất kiểm soát như vậy.