"Không phải như thế, vợ tôi hầm gà là vì con gái, mua xe đạp cũng là đã trải qua suy nghĩ cặn kẽ."
Không thể nói buổi sáng còn cho anh ăn bánh trứng dùng mấy quả trứng gà làm, nói rồi các đồng nghiệp vẫn cảm thấy vợ anh làm chuyện trái với lương tâm như cũ.
Thầy Chu cứng rắn cảm thấy không có gì, ba thầy khác đối mắt một phen, lắc đầu ai ăn cơm người nấy.
Vợ của thầy Chu cũng thật lợi hại, có thể tóm thầy Chu đến chặt chẽ, còn nghe lời.
Nhạc đệm nhỏ cũng không có ảnh hưởng ý muốn ăn của Chu Trình Ninh, buổi chiều tan tầm về nhà đều là mang theo tâm tình nhẹ nhàng.
Chu Trình Ninh dạy môn văn 3 lớp khối sơ tam* và 3 lớp sơ nhị, mỗi ngày xem thời khóa biểu an bài, tiết cuối cùng là lúc nào, thì liền tan tầm vào khi ấy.
*: nói riêng ra một chút, khoảng thời gian của truyện ở cận đại, mình không rõ cách chia cấp được thiết đặt cho truyện này lắm nên mình sẽ để nguyên đó và giải thích cái mình biết do đã đọc những cuốn khác. Ở cuốn cận đại nào đó không nhớ, cấp tiểu học chỉ có 5 khối, cấp sơ trung – ngang với trung học cơ sở bên mình, có 3 khối, và cấp trung học – trung học phổ thông bên mình, hình như chỉ có 2 khối chính thức (không tính lớp cho những học sinh học lại), dần dần về sau bên đó thăng cấp lên tiểu học có 6 khối và trung học có 3 khối, còn cấp sơ trung hình như vẫn 3 khối như cũ. Đó, nếu mình đang làm cuốn hiện đại, mình sẽ để cho hơi giống bên mình (và cũng sẽ giải thích), còn giờ mình đang làm cận đại, không rõ thiết đặt của tác giả lắm, nếu mà ghi là lớp 9 thì hơi kỳ (khi tiểu học chỉ có 5 khối, sơ trung có 3 khối).
Khi sớm thì 3 giờ, khi muộn thì 5 giờ, hôm nay 5 giờ tan tầm.
Trở về đã ngửi thấy mùi hương rồi, bụng Chu Trình Ninh ọt ọt kêu lên, rửa cái tay rồi chạy nhanh đi xem buổi tối lại có gì ăn ngon.
Cơm chiều vẫn là bày ở gian ngoài, Chu Trình Ninh tiến vào gian ngoài, Qua Qua liền giơ một cái màn thầu hình con thỏ lên, "Ba, ăn thỏ thỏ, ăn ngon, ngọt."
Chu Trình Ninh nhận lấy màn thầu con gái đưa, cắn vào trong miệng, không có nóng lắm, nhưng ăn vào vẫn là ngọt lắm, mấy miếng đã ăn xong một cái màn thầu, đi lấy một cái nữa.
Từ Hương Quyên đang dùng màu thầu con thỏ đùa với con trai đã tỉnh lại no rồi mà còn không chịu ngủ, bé con hơn 2 tháng huơ cánh tay nhỏ mềm như bông không có chút sức lực nào, chính là không tóm được màn thầu.
Màn thầu thì Từ Hương Quyên không cho con trai bắt lấy đâu, con trai cầm không được, cho dù nắm lấy, bé con cái tuổi này tóm lấy đồ là cứ thích nhét vào trong miệng, không nhét xuống còn đỡ, rốt cuộc răng cũng chưa mọc, nhét xuống rồi liền xong đời, cho nên cô chỉ là đùa giỡn.
"Đùi gà làm gà cay*, Qua Qua ăn hai miếng liền không chạm vào nữa, dư lại đều cho anh ăn, buổi tối có thể cho vào hộp cơm, hôm nay làm màn thầu đó, ngày mai mang màn thầu đến trường."
*: Món này còn được gọi là gà cay Trùng Khánh, mình để hình bên dưới nhé
Buổi chiều Từ Hương Quyên tặng màn thầu cùng 2 bó đậu đũa cho mẹ cô, khi về hái được dưa chuột trong vườn rau nhà ba mẹ.
Vườn rau nhà cô với vườn rau nhà ba mẹ trồng không cùng loại rau dưa, mỗi quý trồng cái gì cũng sẽ thương lượng với mẹ cô, không cần đụng hàng, trồng bất đồng, chủng loại rau dưa có thể ăn cũng có thể nhiều hơn.
Lúc này dưa chuột đều là cong, không có lớn tướng như về sau, màu sắc cũng không phải màu xanh bóng, nhưng vị còn được, ngon miệng ngọt thanh, cô cắt thành hạt lựu, cho một bộ phận nhỏ vào gà cay, bộ phận lớn dưa chuột xắt hạt lựu vẫn là cho vào rau trộn, gà cay quá cay, Qua Qua ăn không vô, rau trộn dưa chuột này liền thành món con bé yêu nhất đêm nay.
Trước khi ba về đã ăn nửa cái màn thầu con thỏ, nghe tiếng ba về, còn cố ý cầm một cái màn thầu con thỏ cho ba con bé.
Gà cay vừa cay lại thơm, nếu mà ăn vào mùa hè, chắc chắn ra mồ hôi đầy trán.
Chồng cô không sợ cay, thậm chí có chút thích cay, nhưng chưa bao giờ nói.
Anh đặt vị trí của mình quá thấp, muốn cái gì rồi muốn ăn cái gì đều sẽ không nói ra như Qua Qua vậy, Qua Qua nói, cô không đáp ứng, Qua Qua liền tự mình nghĩ mưu ma chước quỷ đi làm, nhưng A Ninh nhà cô ngay cả nói cũng không nói.
Sinh bệnh chính là vậy, trước đó có dấu hiệu nhưng không biểu hiện ra ngoài, khó chịu cũng tự mình chịu đựng, chịu không nổi mới bị cô phát hiện.
Đời trước rơi xuống bệnh căn cũng là như này, mới đầu ốm yếu, cô muốn dẫn anh đi khám bệnh, anh nói không cần, không phải giấu bệnh sợ thầy, mà là sợ thêm gánh nặng cho trong nhà, khám bệnh phải tiêu tiền, hơn nữa chỉ bệnh vặt thôi, rất nhanh là có thể lành, cô bị anh nói động, cũng cảm thấy bệnh vặt có thể tự mình chịu cho qua, sau lại phát sốt lên, mới biết được chồng cô y như hai đứa nhỏ vậy, không để người bớt lo.
Đánh không nỡ đánh, mắng lại không nỡ mắng.
Cô không phải không yêu Chu Trình Ninh, chẳng qua là đời trước sau khi sinh con ấy, rất tự nhiên đã ngả cán cân về phía con cái, con cần bảo hộ cùng che chở... Mà làm lại một lần, cô đã rõ ràng rồi, ông chồng để cho cô cho rằng có thể bớt lo, thật sự ra là không thể bớt lo nhất...
Chỉ với gà cay, Chu Trình Ninh chẳng biết đã ăn mấy cái màn thầu, vẫn là Từ Hương Quyên nhắc nhở anh đừng ăn, ăn nữa thì ngày mai liền không có mà mang đến trường, buổi tối chỉ làm một cái đùi, lúc này Chu Trình Ninh mới chuyển đũa sang rau trộn dưa chuột.
Rau trộn dưa chuột mà so sánh với gà cay rát thì mát lạnh không ít, chua giòn ngon miệng, chua còn chua đến gãi đúng chỗ ngứa.
"Sáng ngày mai lại hâm nóng màn thầu cho anh, không bỏ vào hộp cơm, đỡ cho màn thầu giữ không được, chưng chung với gà cay cũng không thể ăn." Loại đồ ăn xào rán như gà cay này, hương vị khi chưng lên không có ngon bằng hầm.
"Tốt, thế nào anh cũng thích ăn, Quyên, hôm nay em ăn gì?"
Vợ làm đồ ăn hình như đều là cho Qua Qua với anh ăn, đêm qua còn uống canh trứng, mà tối nay cái gì cũng chưa chạm vào.
"Em ăn màn thầu, buổi chiều cũng uống canh cá bên chỗ mẹ em rồi." Canh cá kia thật sự không muối không dầu, uống vào còn mang theo mùi cá tanh, cô liền nói cho mẹ cô phải nấu cá như thế nào mới không tanh.
Ăn thì Chu Trình Ninh liền an tâm rồi, bây giờ anh hồi tưởng lại lời đồng nghiệp nói ban ngày, không có cảm thấy vợ là soàn soàn hết tiền, rốt cuộc thì trong nhà chẳng có bao nhiêu tiền, anh sợ là, sợ vợ chuẩn bị không cần anh nữa, mới đối tốt với anh.
Vợ đối với anh chắc chắn không tồi, cái viện này cũng là của vợ, phía sau có vườn rau, trong viện có cây lê cây đào, mười phần sạch sẽ có thứ tự, mỗi ngày ba bữa cơm của anh đều có vợ chuẩn bị cho, không giống như lúc độc thân, gạo và mì đều phải tự mình mua, tự mình làm, lúc đại học thì căn tin trường còn có thể mua, trở về bên này làm việc thì chỉ có thể tự mình động thủ, hơn nữa có đôi khi nấu ra không sống cũng chả chín thì cũng phải căng da đầu ra mà ăn, bằng không liền lãng phí.
Qua Qua thì vợ chắc chắn cần, Qua Qua tuy thích ăn, nhưng người nhỏ, không có ăn nhiều như ba vậy, hơn nữa mấu chốt là biết nói chuyện, có thể dỗ mẹ.
Buổi tối cơm nước xong, theo lệ thường Qua Qua đi theo ba dọn dẹp chén đũa trong phòng bếp, Qua Qua chủ yếu là tới rửa mặt ngâm chân, việc đều do Chu Trình Ninh làm.
"Qua Qua, gần nhất mẹ có nói với con là muốn đi chỗ nào hay không?"
"Có, đi trong thành." Qua Qua đạp lên chậu rửa chân, nghe ba hỏi, vừa khéo con bé có thể nghe hiểu, liền trả lời.
Mẹ nói đi vào trong thành mua xe xe, dẫn theo bé, Ngưu Ngưu thì để ở nhà bà ngoại.
Chu Trình Ninh vừa nghe lời này, nội tâm sóng gió mãnh liệt, bà xã thật sự không cần anh rồi?!!
Đang tốt lành sao lại muốn đi trong thành, chắc chắn là không cần anh.
Qua Qua không biết thế giới nội tâm của ba, dẫm đủ trong chậu rồi thì ngồi trên băng ghế nhỏ, muốn ba lau chân cho bé.
Sau khi chân nhỏ được lau khô rồi, Qua Qua dẫm lên dép lê rồi liền đi vào phòng trong.
Hôm nay, ban ngày, khi Từ Hương Quyên có rảnh có xé một tờ giấy từ trong vở của Chu Trình Ninh, lấy bút chì của anh, lại tìm ván gỗ ở trong nhà vẽ một cái giường gỗ nhỏ, ngay cả chiều dài chiều rộng gì kia đều chú thích ra, thợ mộc Trần hẳn là có thể xem hiểu.
Trước kia cảm thấy không cần làm thêm một cái giường cho con, hiện tại thì cảm thấy rất là cần thiết, người lớn nếu mà không chú ý một cái đè phải con khi ngủ thì làm sao giờ đây?
Tuy rằng về sau Ngưu Ngưu với Qua Qua đều khỏe mạnh trưởng thành chưa từng xảy ra chuyện, nhưng cô thật sự không muốn bởi vì con mà câu thúc giấc ngủ của mình.
Có Ngưu Ngưu ở bên cạnh, ngủ cũng sợ đè phải con nó, đoạt chăn của con.
Con sinh ra chính là đòi nợ.
Vốn dĩ khi cô gả cho Chu Trình Ninh, có biết được anh là tốt nghiệp Hoa Đại từ chỗ bác gái Tiền, là một sinh viên, bằng cấp cao trung trở lên, xứng đôi với cô.
Nhưng về sau mới hiểu được ý nghĩa của Hoa Đại, học phủ đứng đầu, không có nói cái niên đại này, dù cho là hai ba chục năm sau, Hoa Đại cũng là sự tồn tại đứng đầu, sinh viên tốt nghiệp Hoa Đại hoàn toàn chính là bánh trái vàng.
Cô cho rằng mình tốt nghiệp cao trung đã rất lợi hại rồi, cô vốn dĩ cũng không trông cậy vào chính mình có thể thi đậu đại học, mà đích xác là không thi đậu thiệt, nhưng học sinh tốt nghiệp cao trung đã rất lợi hại rồi, trong thôn có mấy ai có thể học xong sơ trung?
Cô cho rằng ánh mắt mình cao, thật ra cũng là nông cạn, ba nó tốt nghiệp đại học đứng đầu cũng điệu thấp như này đó.
Vốn dĩ ấy mà, cô cứ cho rằng chồng làm giáo viên ở trung học trấn trên đã rất không tồi, tuy giáo viên trước kia đều bị đấu*, nhưng giờ đây càng ngày càng tốt, giáo viên chậm rãi liền ổn định lại, hơn nữa cũng không có vất vả như dân chân đất với người bán hàng rong vậy.
*: đấu này là phê đấu đó.
Ba mẹ, em trai em gái của chồng cô thật sự là kỳ quặc, kỳ quặc đến có thể tức chết cô, đời trước cảm thấy không có người nhà chồng làm phiền cô rất tốt, cho dù chồng đi rồi, thông báo đến bên kia, bên kia cũng không có ai tới, cô cũng không cảm thấy có gì, nhưng về sau khi thu thập di vật của chồng, phát hiện sổ ghi nhật ký của chồng cô.
Chồng cô làm giảng viên ở Nhân Đại đó, Nhân Đại tuy không có danh khí như Hoa Đại, nhưng cũng thuộc về học phủ đứng đầu, làm giảng viên ở Nhân Đại được nửa năm, trong nhà bắt anh trở về, bằng không sẽ tố cáo anh nhân phẩm có vấn đề, không hiếu kính cha mẹ.
Anh với cha mẹ ruột chẳng thế nào lui tới, bị cha mẹ ruột bức trở về, làm giáo viên ở trung học Đức Tảo của trấn, cha mẹ ông bà nội của anh đều ở trấn Hồng Sơn, anh không muốn trở lại trấn Hồng Sơn, liền làm giáo viên ở trấn Đức Tảo bên cạnh.
Từ Hương Quyên có thể lý giải, cô cũng từng thấy cái loại cha mẹ không hy vọng con cái của mình tốt rồi, ở trong vũng lầy lâu rồi, cũng không muốn con cái bay ra khỏi vũng lầy luôn.
Nhật ký không nhắc tới cha mẹ nhiều lắm, ông nội thì thật ra có nhắc tới rất nhiều lần, ông nội anh là một ông cụ khai sáng, còn là một người đọc sách của triều đại cũ nữa, chỉ là trong nhà mấy thế hệ bần nông, khi còn nhỏ cũng chỉ làm thư đồng của tiểu thiếu gia nhà địa chủ.
Còn hên là bần nông, lúc này mới không chịu dao động trước khi rung chuyển.
Ông nội qua đời vào tháng 5 sang năm, Từ Hương Quyên nhớ rõ.