Từ ngày Hiếu mất , ông Bình ở nhà phụ giúp bà Thơ quầy áo quần ngoài chợ. Giờ mối hàng người không giao tại quầy nên một vài bữa là ông lại chạy xe đi lấy. Có lẽ ở nơi chín suối Hiếu đã phù độ cho ba mẹ mình , cả ngày bận rộn nên tối đêm ông và bà Thơ có được ngon giấc . Nay hai vợ chồng ông quyết định nghỉ một bữa để về quê nội , sau hồi thăm hỏi sức khoẻ của mẹ, ông Bình mở lời:
- Sau đám tang cháu Hiếu , vợ chồng con suy sụp tinh thần ! Nay mới về thăm và có chuyện muốn thưa với mẹ . .
Nội gật đầu :
- Mẹ hiểu nỗi đau mất đi đứa con mang nặng đẻ đau. Số phận đã như vậy , người mất cũng đã mất còn người ở lại hãy ráng mà vượt qua ! Mà hai đứa có chuyện gì sao?
- Dạ. Bữa 49 cháu Hiếu có nhắc tới chú Bẹ nhà mình! Thật không ngờ rằng cháu nó và chú lại mất trùng ngày . Vợ chồng con xin phép mẹ được từ giờ được thờ cúng chú ấy!
- Tất cả cũng là ý trời đã sắp đặt. Mẹ đồng ý!
Nội xúc động khi nhắn đến người con tên Bẹ. Năm ấy mất khi mới lên 4 vì mắc bệnh nặng . .
-
Năm nay cây hồng không ra trái, cành lá cứ héo khô dần . Có lẽ đất trong vườn không nuôi sống được nó nữa rồi! Nó giống như đứa con đã bỏ ông mà đi vậy. Buồn bã với tay ông Bình bẻ một cành khô xuống, cùng lúc có tiếng gọi vang lên :
- Chú Bình ! Chú Bình. .
- Ủa ! Đại đó hả cháu? Bữa nay không đi làm sao mà ghé chú vậy?
Vừa nói ông Bình vội đi ra mở cổng. Đại cười cười :
- Cháu sang gặp chú có công chuyện đây. Hihi
- Vô đi cháu! Vô uống với chú ly nước đã. .
- Dạ. .
Đại dẫn xe vô trong sân, anh mang bịch trái cây thắp nhang cho Hiếu. Đứa em làm chung ngày nào giờ đã yên nghỉ nơi vĩnh hằng. .
Rót ly trà nóng, ông Bình cất giọng buồn:
- Thời gian trôi nhanh quá! Mới ngày nào còn nói cười mà giờ em nó đã xanh cỏ rồi cháu ah.
- Nghĩ tới mà rầu quá chú! Những điềm báo trước, giờ luận lại cháu còn sợ. . Bỗng dưng cháu lại đau ruột thừa đêm ấy cơ chứ!
- Đúng là đã có điềm báo trước mà chúng ta không chú ý tới. . Chú còn chưa tới hỏi thăm cháu nữa.
Nghe ông Bình nói, Đại xua xua tay :
- Chú cháu mình chứ có xa lạ gì. Ah mà chú có tính đi làm ở đâu không?
- Chú cũng đang coi. . tại lâu nay chỉ có kinh nghiệm bên cơ khí. Chú thì quyết không theo cái nghề này. .
- Vậy chú qua nhà máy kính bến Phà làm nha!
Ông Bình ngạc nhiên:
- Cháu biết nhà máy kính đó luôn hả? Liệu chú lớn tuổi họ có nhận không?
- Dạ. Có chú! Chú qua đó làm rồi chuyển bảo hiểm để mai mốt được chế độ hưu trí. Bỏ ngang cháu thấy tiếc quá! Chú làm bộ hồ sơ rồi đưa cháu . Nhà máy kính đang nhận lao động, họ ưu tiên để cho anh em công nhân giới thiệu. Bữa qua cháu nghe dượng nói nên sớm nay ghé chú liền ah .
Ông Bình gật gật :
- Nếu được vậy thì tốt quá! Cảm ơn cháu đã giúp chú!
-
Dịu dọn về ở nhà dì của Thúy được ít bữa là cô cũng xin nghỉ làm và quyết định đi vượt biên sang Hồng Kông với hi vọng có được một cuộc sống khác . Kể cũng lạ, sau khi tới đây , Dịu không còn thấy Hiếu về đứng ở đầu giường như khí ở dãy nhà tập thể nữa nên hai người họ không lo đi coi bói như đã định mà lên kế hoạch vượt biên.
Theo hẹn là 6g tối, bên đưa người vượt biên sẽ cho xe đò tới đón. Thúy xếp ít áo quần cho vô giỏ xách rồi quay sang Dịu :
- Chỉ cần 1 vài bộ áo quần thôi mày. Mang nhiều nhỡ trên biển chồng chềnh nặng ra đấy!
- Ủa. Không phải là đi xe đò sao?
- Đi xe đò ra nơi tập kết thôi! Còn lại là đi thuyền. Qua tới bển có gì thì sắm sau!
- Ừ. . Tao biết rồi!
Đúng giờ hẹn, Thúy và Dịu lên xe đò. Trên xe có nhiều người, tất cả đều căng thẳng mong cho chuyến đi trót lọt nên chẳng ai nói với ai câu nào. .
Dịu cũng không biết xe chạy tới đâu cho đến khi dừng lại. Tiếng của chị trưởng đoàn cất lên :
- Mọi người xuống xe đi theo tôi !.
Tất cả đi xuống, men theo con đường nhỏ đi ra biển. Chiếc tàu lớn nổ máy đã đợi ở đó. Chủ tàu nhìn một lượt, ông ta đếm người rồi nói :
- Những hành lý không cần thì bỏ lại. Giáp biên là chèo thuyền vô nên không có chỗ để đồ đâu nghen !
Ai ấy đều coi lại hành lý rồi lần lượt bước lên. Ổn định chỗ ngồi , Thúy mệt mỏi quay qua Dịu :
- Không nghĩ đi lại cực như vầy. Haiz. .
- Giờ phải theo chứ biết làm sao. Thôi chợp mắt một xíu đi. . Tao mệt quá!
Dịu đáp rồi gục xuống đi vào giấc ngủ. .
Tiếng của chủ tàu lại vang lên khiến cho tất cả nhốn nháo :
- Mọi người chú ý! Phía trước là cột mốc lãnh địa Hồng Kông rồi. Tàu đón đang đợi nhưng bây giờ phải chèo thuyền vô. Tôi nhắc lần nữa. Đồ không cần thiết thì bỏ lại nha.
Nói đoạn ông ta đi ra cửa tàu. Nhìn phía đối diện là chiếc thuyền nhỏ bắc cầu gỗ nối mà cất giọng :
- Thuyền nay nhỏ dữ mày? Được mấy người?
Có tiếng đáp lên:
- Xài đỡ đi ba! Nhỏ nhưng tôi điều 5 cái. Yên tâm là đủ 10 người một thuyền.
- Rồi rồi. Lẹ lên!
Chủ tàu cho từng người đi xuống. Đủ 10 người một thuyền là ông ta ngưng lại chờ thuyền khác mới tiếp tục. Không may mắn cho hai cô bạn đi cùng nhau, Thúy là người cuối trong một thuyền và Dịu buộc phải chờ thuyền sau mới tới lượt. .
Những chiếc thuyền vội vã đi trong đêm tối. Dịu không còn biết giờ đây Thúy ở chiếc thuyền nào cả. Bỗng từ phía sau có ánh đèn rọi sáng. . Có giọng nói hốt hoảng :
- Nguy rồi! Cảnh sát biển. . ! Mọi người ném hết đồ đi ! Nhẹ bớt còn kịp. . không bị bắt hết bây giờ.
Dịu và mọi người cuống cuồng hoảng sợ khiến cho con thuyền không thăng bằng mà lật xuống. .
Dịu chới với trong dòng nước mênh mông muốn nghẹn thở thì có ai đó kéo mạnh cô lên.
Thở gấp gáp, Dịu nhìn lên :
- Cảm. . cảm ơn anh đã cứu . .
- Cô bám vô phao đi! Chúng ta không thoát rồi. Cũng còn may họ tới kịp . .
Tai Dịu như ù đi, cô nhìn xung quanh :
- Những người đi trước thì sao... ?
- Chỉ có chúng ta là không may mắn. .
Dịu run rẩy bám vô phao để lên bờ. Cô cùng người thanh niên kia và tất cả những ai đi trên chiếc thuyền này phải theo cảnh sát Hồng Kông về trại tị nạn . .