Man hoang hoang nguyên bên ngoài Thiên khung mênh mông, không thể tưởng tượng.
Khu vực tu sĩ biết tới và thường tới chỉ là một, hai phần mười man hoang hoang nguyên bên ngoài Thiên khung, hơn vạn năm nay không biết đã chết ở đó bao nhiêu Kim đơn kỳ đại tu sĩ, thậm chí thần huyền đại năng.
Nhiều kinh thiên tu sĩ, thần huyền đại năng gục ngạc cùng chí bảo, mấy vạn năm nay có không biết bao nhiêu đại tu sĩ lập động phủ tại man hoang, cộng với di tích của viễn cổ tu sĩ, khoáng nguyên trong man hoang, và linh dược, thành ra man hoang hoang nguyên có vô số bảo vật.
Những bảo vật đó phân tán trong khu vực rộng đến không tưởng, như hạt cát trong biển lớn, chỉ khi có cơ duyên kinh nhân mới lấy được. Trong man hoang vô tận có không biết bao nhiêu dị thú, thậm chí những vật quỷ dị mà tu sĩ không biết. Vượt man hoang là việc tu sĩ nào nghe thấy cũng rùng mình.
Ngụy Tác không dám coi thường, chia tay bọn tu sĩ họ Trần xong thì thả Phượng lân thanh ưng ra để đi đường, đem tám viên kim đơn luyện chế thành Tuyệt diệt kim đơn.
Dọc đường, Lý Tả Ý không ngừng ngâm vịnh kinh văn Liệt khuyết tàn nguyệt, Ngụy Tác cầm ký sự thanh phù và lục sắc ngọc thạch, vừa ghi những gì Lý Tả Ý đọc ra mà xác định không sai sót, vừa nghiên cứu Địa Mẫu cổ kinh.
"Khí tụ về hình, gọi là mạch... Mạch tồn tại trong thiên địa, cùng với người..."
Ngụy Tác càng đọc Địa Mẫu cổ kinh, mắt càng ánh lên kinh ngạc.
Nội dung cổ kinh rất phức tạp, gồm tới mấy vạn hình vẽ, có văn tự chú giải.
Đại đa số ghi chép đều về địa mạo nào thì có khoáng nguyên nào, địa mạo nào sản sinh linh vật, địa mạo nào sẽ càng quỷ dị, thập phần hung hiểm. Nhưng có một thiên như tổng cương, nói về thiên nhân cảm ứng, diễn giải thể nội tu giả có thể cảm ứng địa mạch, liên thông địa khí, nhân địa hợp nhất.
"Điểu thú ngư trùng, nhật nguyệt tinh thần, đều có hình... Ưng bay rắn bò, nước dâng triều rút, đều có nguyên nhân... Vạn vật tươi héo, âm dương biến hóa, nội ngoại tương hình..."
Tổng cương chỉ hơn bảy trăm chữ, có chỗ thô thiển, có chỗ huyền ảo, nhất thời không hiểu được.
"Tuyệt đối không phải quan mạch cổ kinh!"
Liên tục đọc tổng cương xong, Ngụy Tác hiểu biết khác hẳn đối với Địa Mẫu cổ kinh.
Nếu đổi lại người khác sẽ không có cảm giác này nhưng Ngụy Tác biết Địa Biến chân quyết của Hải Tiên tông, công pháp do Hải Tiên tông tổ sư Hải tiên tử sáng tạo là cách quán thông địa khí đặc biệt, để khi thi triển thổ nguyên thuật pháp sẽ được đề cao ba thành uy lực. Vì thế Hiên Viên lão tổ trong số đồng cấp tu sĩ thì cơ hồ không có đối thủ.
Ngụy Tác tuy không có thổ nguyên thuật pháp lợi hại nhưng lúc gã ngưng đơn đã thi triển môn pháp quyết này, khi ấy có cảm giác mình nối với địa mạch, rút được không ít nguyên khí.
Tổng cương Địa Mẫu cổ kinh tạo cho Ngụy Tác cảm giác là dạy tu sĩ cách cảm ứng nói thông địa mạch. Không chỉ đơn thuần là quan mạch, quan sát địa mạo, nghiên cứu khoáng mạch mà là một môn đại đạo!
Gã có cảm giác, tựa hồ là một thiên thuật pháp hoàn chỉnh, cực kỳ huyền ảo, phẩm giai tuyệt đối thập phần kinh nhân!
Hiên Viên lão tổ truyền Địa Biến chân quyết cho Ngụy Tác cũng chỉ cảm ứng hữu hạn được vài địa mạch. Còn cổ kinh này dạy cách nối mỗi kinh mạch với vô số địa mạch!
"Lẽ nào cần lĩnh ngộ mỗi hình ảnh, kinh văn, cảm ngộ rõ ràng địa mạch trong đó, ghi vào tâm thì mới triệt để lĩnh ngộ được thiên tổng cương nàytư? Sau cùng sẽ lĩnh ngộ được thiên thuật pháp này? Cả bộ cổ kinh, ngần ấy hình ảnh, ghi chép và văn tự mới tụ thành một thiên thuật pháp? Thế thì phẩm giai cỡ nào?"
Ngụy Tác càng đọc Địa Mẫu cổ kinh, càng thấy không phải chỉ là quan mạch cổ kinh, mà là thuật pháp.
"Lão đầu, ngươi hiều gì về quan mạch kinh văn không, có đọc gì về Địa Mẫu cổ kinh chăng?" Cảm giác này khiến Ngụy Tác gọi lục bào lão đầu ra hỏi.
"Vật này ghi lại quá nhiều thứ! Ngần ấy hình vẽ kinh nhân! Tuyệt đối không phải quan mạch cổ kinh thông thường!" Lục bào lão đầu đọc nội dung lục sắc ngọc thạch xong thì kêu lên không dám tin.
"Sao hả?" Ngụy Tác hỏi. Vốn lục bào lão đầu thập phần hiếu kỳ với những thứ lạ lùng, nhưng tu sĩ họ Trần đưa vật này thì lão lại không hứng thú, giờ lão phản ứng như vậy, càng khiến gã xác định Địa Mẫu cổ kinh không tầm thường.
"Quan mạch cổ kinh thông thường chỉ là xem về địa mạo, lấy đâu ra những hi chép kinh nhân này! Ta từng đọc quan mạch kinh văn nhưng khác hẳn... Ngay cả về khoáng mạch bên dưới cũng chỉ nói rõ trong khoáng mạch thì chỗ nào nhiều khoáng thạch nhất, lấy đâu ra ghi chép kỹ từ đầu đến đuôi cả địa mạch. Như đào hết cả địa mạch để mổ thịt, ai lại vô liêu, lại kiên nhẫn như thế! Ai hiểu rõ được ngần này địa mạo địa mạch? Dù là một tông môn có thập đại tu sĩ cũng không làm được, vật này trừ phi là khoáng cổ truyền thừa mấy chục đời, không thì do kinh thế đại năng để lại... Nhất định không tầm thường." Lục bào lão đầu càng đọc càng chấn kinh.
"Ngươi có biết gì về Địa Mẫu cổ kinh?" Ngụy Tác hỏi.
"Không." Lục bào lão đầu lắc đầu, giải thích: "Thượng cổ tu đạo giới có không ít tông môn tinh thông tham mạch chi thuật nhưng những tông môn đó phần lớn ở man hoang hoang dã bên ngoài Thiên khung, chuyên đào các loại khoáng thạch để sống, thập phần ẩn bí, hành tung nan trắc, dù thượng cổ tu đạo giới cũng không có bao nhiêu người hiểu."
"Thứ này chắc ở thời đại trước ta nhiều, thậm chí do viễn cổ để lại. Vật này do hậu nhân chế thành." Liếc lục sắc ngọc thạch đoạn lục bào lão đầu khẳng định.
"Đây là do hậu nhân chế thành?" Ngụy Tác mắt ánh lên kinh ngạc, khối lục sắc ngọc thạch rõ ràng tạo cho gã cảm giác thập phần thương tang.
"Bì xác... Bì khâu... Hoang khí... những chữ trong cổ kinh để hình dung địa mạo là cách nói của viễn cổ tu đạo giới, thượng cổ tu đạo giới đã không dùng nữa." Lục bào lão đầu nhìn Ngụy Tác gật đầu, "Chắc do hậu nhân phiên dịch viễn cổ kinh văn, lưu truyền lại. Không ngờ tu sĩ họ Trần có cổ kinh này."
"Xem ra thứ này rất có thể là thuật pháp của thượng cổ, thậm chí viễn cổ đại hiền để lại. Nếu thế thì phẩm giai và thần diệu hơn xa Địa Biến chân quyết của Hải Tiên tông." Nghe lục bào lão đầu giải thích, Ngụy Tác cũng kích động.
"Nếu có tàng kinh của một siêu cấp đại tông môn như Thiên Kiếm tông thì tốt quá."
Ngụy Tác quyết định, dọc đường sẽ tham ngộ Địa Mẫu cổ kinh, đồng thời có ý nghĩ như trên.
Hiện tại vật kinh nhân không biết trên mình gã càng lúc càng nhiều, càng lúc gã càng thấy kiến thức trọng yếu. Tuy có siêu cấp lão quái như lục bào lão đầu, kiến thức của gã hơn hẳn tuyệt đại đa số tu sĩ, nhưng bảo vật càng nhiều, gã càng thấy thiếu kiến thức. Đệ tử đại tông môn, siêu cấp đại tông môn đều cao cao tại thượng, tu sĩ thông thường không so được, trừ việc họ được cung cấp nguồn lực tu luyện hơn hẳn thì kiến thức hơn người cũng là nguyên nhân quan trọng. Ngụy Tác tăng trưởng nhiều kiến thức tại chỗ Đông Hoang tông tàng kinh, nhưng có nhiều thứ, ngay cả tông môn như Đông Hoang tông cũng không được mấy nghìn năm tích lũy của siêu cấp đại tông môn.
Siêu cấp đại tông môn tàng trữ điển tịch, khẳng định ghi lại cả biển kiến thức kinh nhân.
Nếu thấy sách vở của một siêu cấp đại tông môn, chưa biết chừng Ngụy Tác sẽ phát hiện cách dùng nhiều vật đang có. ...
"Đây là Quỷ khốc hải... bên dưới có hoàng sa địa mạch vô tận, rất có thể có Hoàng vân tinh."
"Đây là Huyết lão vĩ, bên dưới có thể có Xích huyết tinh khoáng mạch..."
"Đây là Thiên ma ngốc địa mạo... Chốn không lành, cần phải tránh đi, không thể đi qua trong chu vi trăm dặm..."
Ngụy Tác vừa tham ngộ Địa Mẫu cổ kinh, vừa đi qua hoang nguyên, hướng vào Ma văn hung mạch ở vô tận man hoang.
Gã cứ đi, man hoang vô tận càng lúc càng hoang vu, càng lúc càng không có dấu tích tu sĩ hoạt động, Hoang cổ khí tức càng lúc càng nồng hậu. Như thể thiên địa chỉ còn lại gã và Lý Tả Ý. Gã đi qua những dãy núi mọc đầy cổ thụ mấy trăm trượng, xuyên qua đầm lầy hơn nghìn dặm, xuyên qua những dãy núi nghìn trượng khó tưởng tượng nổi, không thấy điểm núi kết thúc... Dọc đường gã còn thấy nhiều địa mạo ghi trong Địa Mẫu cổ kinh, có nơi vang tiếng quỷ khóc, liên miên mấy vạn dặm, có hoàng sa sa mạc không một bóng cây, có dãy núi mọc toàn cây màu máu, hoặc dãy núi như đuôi chó sói, được hôi sắc vụ khí bao trùm, chỉ trên đỉnh núi là trọc lóc.
Dọc đường, Ngụy Tác thấy nhiều công trình cổ kính khó tưởng tượng nổi, có những công trình không khác gì sơn môn hoang phế, có những công trình không có phù văn, chỉ là chỗ phổ thông phàm nhân tụ tập. Tại một sơn cốc, gã còn thấy cổ điệ hình mũi dùi do hoàng thạch chất thành, hoàn toàn không cóphù văn và linh khí, không hiểu có lai lịch gì.
Ngày nối ngày, thiên địa mênh mông, Lý Tả Ý cứ đọc kinh văn, Ngụy Tác cơ hồ một mình đi giữa thiên địa, được thấy vô số địa mạo, cổ di tích khó tưởng tượng nổi, liên tục tham ngộ Địa Mẫu cổ kinh nên với gã là rèn luyện khôn tả, khí độ và khí tức thay đổi nhiều.
Đi trong hoang nguyên không biết bao nhiêu ngày, cuối tầm mắt xuất hiện một Hoang cổ đại hồ kinh nhân.
Rìa hồ có một ngọn núi trông như một lão ẩu. Cái hồ tựa hồ vạn cổ chưa ai ghé qua là Thiên mẫu trạch!
Nơi này cách Ma văn hung mạch không xa.