Qua ngày hôm sau tôi đi đến thôn Tiểu Vương, cũng tức là nhà mẹ của chị dâu tôi.
Tôi là trực tiếp chèo chiếc thuyền nát của Bạch lão quỷ đi sang đó, trước khi vớt xác tôi phải ghé hỏi thăm thần bà một chuyến đã.
Thi sát vốn không ghê gớm gì, nó khác với lại khỉ nước, hung tính phát tác thì đến cả người sống nó cũng dám sát hại.
Phiền phức nhất ở thi sát chính là dính líu đến hai chữ nhân quả thôi, ví dụ như Vương Phương đi, nếu tôi vớt xác của cô ấy thì nhất định phải kêu oan cho cô.
Muốn thay quỷ kêu oan thì không tránh được chiêu hồn vấn quỷ, phải hỏi xem cô ấy oan ức chỗ nào.
Cái này thì Bạch lão quỷ vẫn chưa chỉ dạy cho tôi, nhưng thần bà thì nhất định sẽ biết.
Thần bà của thôn Tiểu Vương nghe đồn cũng dữ dằn lắm, đến nỗi loại người như Bạch lão quỷ nghe nói đến bà vẫn mang theo vài phần kính trọng.
Bạch lão quỷ không kính trời đất, không kính thần phật, người lão kính trọng một là bản lĩnh hơn người, hai là những nhân vật từng trải.
Giống như Phật gia vậy, chính là loại người có cả hai điều nói trên.
Những khổ cực mà Phật gia nếm trải, còn đau khổ hơn cả lăng trì trong thời xưa, huệ nhãn của cô ấy đều được tẩy luyện từ máu và nước mắt đấy.
Còn thần bà thì có bản lĩnh hơn người, bà ta biết tẩu âm, mà tẩu âm có nghĩa là xuống âm gian.
Truyền thuyết nói rằng, âm gian tổng cộng có mười ba trạm, bắt đầu từ miếu Thành Hoàng, và kết thúc tại vực Trả Hồn.
Trong thời Mạt pháp, người có thể đi đủ hết mười ba trạm tại âm gian không nhiều, nhưng thần bà lại là một trong số ít đó.
Thần bà tuy đã lớn tuổi, nếp nhăn đều thấy rõ, hốc mắt trũng sâu, trên người mặc bộ hắc bào rộng thùng thình, tay chân khô khốc ốm như chân gà vậy.
Lúc tôi đi vào, bà ấy đang ngồi trên ghế mây trong sân để phơi nắng.
Người vớt xác được tính một nửa huyền môn, cũng giống như thần bà, cũng là ăn cơm của người chết, gọi chung là người âm.
Dù sao tôi cũng là đệ tử của Bạch lão quỷ, gặp thần bà phải hành lễ vạn bối.
Nhìn thấy tôi sắp quỳ xuống hành lễ, thần bà bị dọa đến xém chút là té ghế, bà cản tôi lại, không cho tôi hành lễ.
"Cậu đừng có mà hành lễ với tôi đấy nha, bộ xương già này vẫn còn muốn sống thêm vài năm nữa đấy.
"Nhìn thấy tôi đơ mặt, bà liền giải thích: "Cậu là người của Hoàng Hà Nương Nương, vợ chồng đồng đức, cậu hành lễ vạn bối với tôi đồng nghĩa với việc hạ thấp thân phận của cô ấy, thân già mà nhận há chẳng phải là chê cái mạng này sống lâu quá sao?" Xem ra chuyện Thùy Họa gả cho tôi không chỉ âm gian ai nấy đều biết, đến cả thần bà thường xuyên xã giao với âm hồn cũng biết luôn rồi.
Chỉ là tôi thấy hơi lạ, Thùy Họa ngay cả rắc rối tại Thành Hoàng bản địa cũng giải quyết không nổi, tại sao thần bà lại kiêng dè cô ấy đến thế?Rất lâu sau tôi mới hiểu, Trần quán chủ của Huệ Tề Quán không sợ Thùy Họa, là bởi vì sau lưng ông có phủ Thiên Sư núi Long Hổ chống lưng, mà Thành Hoàng gia dám đến tận cửa khiêu khích là vì phía sau có hẳn một phủ âm ti.
Mà nếu người âm không có ai chống lưng dưới thiên hạ này, thì Hoàng Hà Nương Nương vẫn luôn là điều cấm kỵ nhất đối với họ.
Đương nhiên, đây cũng có liên quan đến năng lực của Thùy Họa.
Còn việc bản lĩnh của cô ấy cao thâm như nào thì chắc về sau mới biết được hầy.
Xong rồi tôi liền nói rõ lý do tôi đến, bảo rằng tôi phải đi vớt xác của Vương Phương.
"Cậu đã nghĩ kỹ chưa? Đây là thi sát đó, vớt xác của cô ấy thì phải kêu oan giùm cổ, nếu cậu không xong việc thì sẽ trở thành thế thân cho cô ta, lấy mạng ra mà lót đấy!" Thần bà hỏi tôi.
"Tôi biết, cho nên tôi mới đến đây để hỏi ngài về việc chiêu hồn vấn quỷ.
"Chiêu hồn thì đợi đến khi vớt được xác của cô ấy rồi hẳn tiến hành, cậu chỉ cần vớt được xác cô ấy lên, việc chiêu hồn thì nể mặt Hoàng Hà Nương Nương, tôi sẽ giúp cậu làm.
"Được, vậy thì xin cám ơn thần bà trước ạ.
"Sau khi rời khỏi nhà thần bà, tôi đi thẳng đến nhà mẹ đẻ của Vương Phương.
Tôi cứ nghĩ họ nhất định sẽ cho người cùng tôi đi vớt xác, ai ngờ khi tôi đến nói rõ sự tình thì bị đuổi ra ngoài, còn mắng tôi lo chuyện bao đồng.
Họ bảo Vương Phương đã làm nhục mặt của họ lắm rồi, nhà họ xem như không có đứa con gái này!Nghe thì đại nghĩa hào hùng lắm, nhưng tôi vẫn cảm thấy họ không dám đi đa phần là do họ đang sợ hãi.
Vương Phương trở thành thi sát, mà đứa con trong bụng lại biến thành vong nhi, họ dám đi mới là lạ đó.
Nếu đã không đi, tôi chỉ đành chèo chiếc thuyền nát một mình đi ra Bạch Sa Khẩu thôi.
Bạch Sa Khẩu chính là nhà chồng của Vương Phương, cũng là nơi cô ấy gieo mình xuống sông.
Nghe tôi muốn vớt xác của Vương Phương, trên bờ rất nhanh đã vây quanh một đống người.
Trong những lời xầm xì tôi nghe ra được, người bên nhà chồng của cô ấy không ai đến đây cả.
Cô nhi Huệ Hương tuy sinh thời bị người khác làm nhục, nhưng khi vớt xác vẫn có rất nhiều bô lão trong thôn vì cô mà tẩm liệm an táng, ngược lại, cha mẹ của Vương Phương vẫn còn, bên nhà chồng cũng thế, nhưng chẳng ai chịu nhận xác cho cô cả.
Hầy, cũng không biết hai người đó ai đáng thương hơn nữa.
Xác của Vương Phương chìm ở một nơi nào đó sau lưng vách núi, chỗ đó có một khúc sông, nước chảy chậm cũng không có cây cỏ gì.
Tôi chèo chiếc thuyền nát nép vào vách núi, bắt đầu chuẩn bị vớt xác.
Nước ở phía sau núi rất lạnh, trước tiên tôi uống một ngụm rượu mạnh, sau đó bóp mũi ráng nuốt thêm nửa miếng gừng sống.