Nguyễn Khê suy nghĩ rồi ngẩng đầu lên nhìn ông ấy: "Vậy con muốn một nửa con gà."
Trong phòng bếp nhỏ nhà họ Nguyễn.
Nguyễn Trường Quý đang nấu cám heo ở sau bếp, Tôn Tiểu Tuệ ngồi cạnh bếp băm đồ ăn cho gà.
Nguyễn Trường Quý bỏ thêm một nắm rơm vào bếp, hỏi Tôn Tiểu Tuệ: "Có phải đêm qua Tiểu Khê không về không?"
Tôn Tiểu Tuệ biết chuyện này, bà ta vừa băm vừa nói: "Nghe nói là đi may áo cho người ta với ông thợ may."
Nguyễn Trường Quý nhìn Tôn Tiểu Tuệ: "Ông thợ may chưa từng mang ai ra ngoài may áo đúng không?"
Tôn Tiểu Tuệ thờ ơ cười nói: "Chưa từng, sao thế?"
Nguyễn Trường Quý có chút gấp gáp: "Bà nói xem? Ông thợ may coi trọng con bé rồi, bà không thấy lạ sao?"
Tôn Tiểu Tuệ tiếp tục băm: "Có gì mà lạ chứ? Ông không biết ông thợ may là kiểu người gì sao? Ông ta vắt cổ chày ra nước, trước kia biết bao nhiêu người theo ông ta học nghề, có ai không thành danh đâu? Có được gì không? Lúc hào phóng chút thì cũng được một chùm nho."
Bà ta dừng lại lấy hơi: "Ông ta chỉ xem người khác như công cụ để sai khiến thôi, mang Tiểu Khê ra ngoài may áo, chính là mang theo một chân sai vặt, để con bé chạy việc. Phần lớn cũng là do Tiểu Khê dễ bảo, ông ta mới chịu nhận nó làm học trò."
Nói xong, bà ta lại nâng đao lên băm tiếp: "Cũng chỉ có mẹ ông nuông chiều nó, để nó đi học cái nghề này, mang nửa giỏ trứng gà đi đổi một chùm nho? Một chùm nho làm được gì chứ? Mất nửa giỏ trứng cũng thôi đi, con bé đó cũng coi như nuôi uổng công, nuôi lớn như vậy mà không làm việc nhà, bỏ công bỏ tức đi làm việc nhà khác. Cuối cùng nếu không học được nghề thì phải làm sao?"
Nguyễn Trường Quý cũng nghĩ giống bà ta, gật đầu đồng ý nói: "Cũng phải, nó đi học nghề với người ta, người ta phải phí tâm phí sức dạy nó, nó cũng không đoán được chuyện ấy, chẳng lẽ người ta còn phát tiền công cho nó sao?"
Tôn Tiểu Tuệ cười nhạt: "Tiền công á? Không chừng mấy ngày nữa còn phải làm thịt một con gà đưa qua cơ."
Tôn Tiểu Tuệ vừa dứt lời, bên ngoài đã truyền đến tiếng Nguyễn Khê: "Bà nội, cháu về rồi đây!"
Nghe tiếng, Tôn Tiểu Tuệ lắc đầu: "Đứa phá của về rồi."
Tiếng Lưu Hạnh Hoa lại truyền tới: "Ai nha, cháu lấy gà ở đâu đấy?"
Gà? Gà gì cơ?
Nguyễn Trường Quý và Tôn Tiểu Tuệ đều cùng nhau ngẩng đầu, vểnh tai lên.
Nguyễn Khê: "Cháu may áo xong nhà kia thịt gà để tặng, cháu và sư phụ mỗi người một nửa."
Ngoài cửa phòng, Nguyễn Khê nói xong lại lôi một tờ tiền giấy trong túi xách ra, không kiềm chế được vui mừng mà nói tiếp: "Tằng tăng tăng... Ngoài nửa con gà trống, còn có một đồng tiền nữa, lần này cháu với sư phụ ra ngoài may áo, kiếm tiền công."
Nhìn thấy tờ tiền giấy, Lưu Hạnh Hoa mở to mắt: "Một đồng tiền?"
Trong phòng bếp, Nguyễn Trường Quý cũng đồng thời ngạc nhiên thốt lên: "Một đồng tiền?"
Phải biết rằng, ông ta vất vả làm công một tháng cũng chỉ nhận được khoảng năm đồng thôi. Phụ nữ như Tôn Tiểu Tuệ, làm những việc nhẹ trong đội sản xuất, một tháng cũng chỉ kiếm được khoảng ba bốn đồng.
Mà Nguyễn Khê mới ra ngoài hai ngày, đã dễ dàng kiếm về nửa con gà trống và một đồng tiền?
Vì để xác nhận thật giả, Nguyễn Trường Quý và Tôn Tiểu Tuệ bèn cùng thò đầu ra nhìn, thế là thấy Lưu Hạnh Hoa và Nguyễn Khê đứng ngoài cửa nhà đối diện. Trong tay Lưu Hạnh Hoa cầm nửa con gà, trong tay Nguyễn Khê thì cầm một tờ tiền, cả hai người đều cười tươi roi rói.
Nguyễn Khê vươn tay nhét tờ tiền vào trong túi Lưu Hạnh Hoa, quả thực là vui đến sắp bay lên rồi, cười nói: "Thầy nói làm việc sẽ có tiền, nên chia cho cháu một tờ tiền và nửa con gà."
Tiền công tới nhà may áo của họ là một ngày là hai tệ, nhưng vì người phụ nữ áo kẻ caro tặng một con gà nên chỉ đưa ba tệ tiền công thôi. Ông thợ may giữ lại hai tệ, cho Nguyễn Khê một tệ.