Uỵch!
Vân Chiêu nghe mẹ ra lệnh như thế thì kinh hãi lắm, đạp chân vào giày hơi gấp nên trượt đi một cái, ngã lăn quay, mấy con lợn rừng đó cùng y trải qua ngày tháng khó khăn nhất, cô độc nhất, con người đâu phải cỏ cây mà không có tình cảm, ăn thịt chúng sao? Vân Chiêu sợ mình chết nghẹn.
Thế nên mặc mẹ quát tháo, Vân Chiêu cứ mở cửa chạy, hai con ngan vừa lạch bạch chạy tới bị y trừng mắt "cút" một tiếng lại lạch bạch chạy đi.
Phúc bá tay cầm một cái đèn lồng vẫn đứng ngoài cửa hậu viện, thấy Vân Chiêu đi ra cười hà hà: " Biết ngay thiếu gia không ngồi yên được mà, vậy cùng đi xem náo nhiệt."
Bên ngoài đại trạch viện lúc này chỉ có tiệm rèn của Lưu Tông Mẫn là còn có ánh sáng, cho nên rất đông người vây quanh xem náo nhiệt.
Lưu Tông Mẫn tựa hồ chẳng có chút hứng thú nào, vẫn cứ ở bên trong rèn sắt.
Phúc bá ra cửa ho một tiếng, đám hương dân lập tức im lặng nhường đường.
Một hương dân mặt mũi bầm dập chạy tới khom lưng cười nịnh: " Phúc bá, ngài xem đi, con lợn rừng lớn quá, mọi người bắt được không dễ dàng gì, mong Phúc bá ban thưởng."
Phúc bá hừ một tiếng: " Ngọn núi này là của Vân thị, lợn rừng tất nhiên của Vân thị, các ngươi còn mặt mũi mà đòi tiền à?"
Lời nói vô cùng khó nghe, vậy mà mấy hương dân bắt lợn rừng lại cười khì khì chẳng giận, vâng dạ luôn mồm.
Vân Chiêu rất lo cho con lợn rừng mẹ kia, dù sao nó còn cả đàn con phải nuôi, nếu nó bị bắt, thế nào cũng phải thả về cho con bú.
Trước cửa tiệm rèn có một con lợn rừng cực lớn, bị người ta trói chặt, không ngừng kêu gào vùng vẫy, lông màu đen xì, hoàn toàn khác với nhà lợn rừng mà Vân Chiêu thấy trên núi trọc, y thở phào.
Con lượn này giống lợn nhà hơn, rất nhiều người nuôi lợn bị chúng chạy mất, không bao lâu sau sẽ thành thế này.
Rất lâu trước kia khi Vân Chiêu tới trú trong một cái thôn nghèo ở bìa rừng, nơi đó thường xuyên có lợn rừng tới phá phách, về sau mới biết đó là lợn nhà biến thành chứ lợn rừng thật sự thì bị giết hết lâu lắm rồi.
Con lợn này cũng thế, mõm nó không dài như lợn rừng, răng nanh thì ngắn, trên người không có vằn, chân thì dài, chỉ là thể hình thon gọn hơn lợn nhà nhiều.
Vân Phúc hỏi ý Vân Chiêu: " Hay là chúng ta nuôi con lợn này."
Vân Chiêu còn chưa lên tiếng đã phát hiện nước dãi của mình chảy ra, lau nước dãi kêu lớn:" Ta muốn gặm sườn lợn."
Vân Phúc có vẻ hơi thất vọng, bực bội đá đít mấy hương dân: " Còn không mau xử lý đi, không nghe thấy đại thiếu gia muốn ăn sườn lợn à?"
Đám hương dân đồng thanh reo hò, lập tức có người chạy đi lấy dụng cụ giết lợn, chẳng mấy khi, chuyện này thường Tết mới có, ai nấy phấn khởi lắm, mấy ngọn đuôc nhanh chóng đốt lên, đêm tối trở nên tấp nập, trẻ con cũng chạy ra xem.
Cho khối sắt vào lò, Lưu Tông Mẫn đi tới, đá con lợn rừng:" Để lại da cho ta."
Vân Phúc cười: " Con lợn này đã già rồi, da dày lắm không ăn được đâu."
" Ta muốn làm áo."
" Nên làm một bộ giáp da."
Lưu Tông Mẫn không nói gì thêm quay trở lại bên trong, thấy khối sắt đã đỏ, tiếp tục lấy ra rèn.
Giết lợn chẳng có gì đáng xem hết, Vân Chiêu không hứng thú như đám hương dân thiếu phương tiện giải trí đang xếp thành mấy vòng tròn nhìn con lợn kêu thảm thiết, mai có thịt tươi để ăn rồi, đó mới là điều y quan tâm.
Với kinh nghiệm xem giết lợn của Vân Chiêu ở nông thôn, người dân tuyệt đối không đễ lãng phí dù chỉ một sợi lông.
Vân Phúc nhìn Vân Chiêu ngáp ngắn ngáp dài về nhà thì lớn tiếng tuyên bố: " 500 văn tiền, trong nhà chỉ cần thịt và mỡ, da lợn cho Lưu Tông Mẫn, còn lại tất tần tật là của các ngươi."
Vân Chiêu nghe tiếng hương dân reo hò vang dội, tiếp tục vừa đi vừa ngáp, trở về phòng ném áo đá hài, chui ngay vào chăn.
Vân Nương ngồi bên cạnh tò mò: " Sao thế con không định mang con lợn đó về nuôi à?"
Vân Chiêu lại đáp: " Mai con có sườn lợn để ăn rồi."
Vân Nương biết không phải là con lợn rừng kia thì vui rồi, trêu: | Í, không phải con tự xưng là lợn tinh à, sao không có tình thương đồng loại gì thế?"
" Mai mẹ nhìn thấy con ăn thịt sẽ biết cái danh lợn tinh này không phải để cho có."
Vân Chiêu làu bàu vài tiếng chùm chăn lên, không muốn để ý tới giọng điệu đầy vẻ châm chọc của mẹ.
Giết một con lợn, rõ ràng đây là đại sự trong thôn, thế là tiếng người ồn ào bên ngoài ngày càng lớn, ồn hơn tiếng lợn kêu.
Cợn lợn được phân chia rành rọt, thịt lợn lâu năm không ngon tí nào, nhai không nổi, mà ngon nhất là tim gan phèo phổi bị hương dân mang đi, tiết canh và đầu lợn cho đồ tể, ngay cả đuôi lợn cũng bị xẻo tận mông bị người ta lấy đi mất.
" Chắc họ sẽ nghĩ nhà địa chủ toàn kẻ ngốc."
Mẹ con Vân Chiêu vật lộn với thịt lợn rất lâu cuối cùng phải từ bỏ, uổng công nhìn miếng thịt lợn đầy dấu răng mà không biết nói gì, hí hửng có một bữa thịt lợn, cuối cùng ăn một bụng tức.
Vân Nương tự an ủi bản thân: " Hương dân bắt lợn rừng cũng là bảo vệ hoa màu, nên ban thưởng, nhà ta nhiều ruộng nhất, bỏ tiền là nên làm. Thôi vậy, mang cho tiên sinh con cái chân lợn ăn thử."
Thịt con lợn này thích hợp thong thả nhấp nháp, không thể nhai nuốt sảng khoái, tặng cho tiên sinh đêm khuya uống rượu làm thơ coi như đúng chỗ.
Vân Chiêu cho rằng đây là ông trời muốn đối đầu với y, từ khi làm đại thiếu gia nhà địa chủ, y chưa được một bữa cơm ngon lành nào.
Có điều y vẫn lấy rất nhiều thịt lợn, y không thích, nhưng đám Vân Dương, Vân Thụ, Vân Quyển, Vân Thư, Vân Phi sẽ thích.
Hôm nay theo kế hoạch Vân Chiêu muốn lên Ngọc Sơn, tới chỗ Vân Quyển nhặt được đá nam châm xem sao, trước khi đi phải xem trang bị thế nào đã.
Một thanh chùy thủ, ba thanh đoản đao là thành quả hai ngày bận rộn của Lưu Tông Mẫn, cát sắt không chịu nổi rèn, hơn trăm cất cát sắt cuối cùng chỉ rèn ra mấy thứ này, kém kỳ vọng của đám trẻ con quá xa.
Chùy thủ chỉ dài một thước, đoản đao thì thước rưỡi, làm dài hơn sẽ dễ gãy, Lưu Tông Mẫn coi như đồ chơi, có điều với Vân Chiêu thì nó là vũ khí rồi, ít nhất hơn cuốc với dao chặt củi.
Đoàn thám hiểm của Vân Chiêu có mười ba người, đều là huynh đệ trong học đường, từ sáng sớm đứa nào đứa nấy đã sẵn sàng rồi, lưng đeo gùi mây, ống quần ống áo đều dùng thừng buộc chặt khỏi vướng víu, giày buộc thừng cỏ tránh trơn trượt, vài cái cuốc xẻng, dụng cụ đánh lửa, lương thực ... nai nịt gọn gàng như đội quân chuẩn bị ra trận, từng khuôn mặt đỏ bừng bừng phấn khích.
Mùa xuân tới mang theo làn gió ấm áp làm tuyết đóng băng trên Ngọc Sơn tan ra thành từng tảng băng nhỏ trôi theo dòng ào ạt chảy về phía Vân gia trang tử mang theo vô số cánh hoa đủ loại hình dạng màu sắc, bập bềnh trôi trên mặt nước, trông thật là mỹ lệ, cho thấy giờ phút này trên núi thực vật phong phú thế nào, cực kỳ kích thích đoàn thám hiểm.
Nếu như nói với mẹ là muốn lên Ngọc Sơn thám hiểm, hậu quả khó tránh, cho nên Vân Chiêu chỉ nói với Phúc bá.
" Thiếu gia đi sớm về sớm."
Phúc bá là người sảng khoái, không ngăn cản, thậm chí cũng chẳng dặn Vân Chiêu phải cẩn thận, điều này làm Vân Chiêu rất bất an, có điều y vẫn cùng đám Vân Dương rời trang, nhảy qua những tảng đá lớn được kê giữa dòng suối làm đường đi tạm qua bờ bên kia, sau đó men theo con đường nhỏ ngoằn ngoèo lên Ngọc Sơn.