Thái Tể trở về nhà, nhìn thấy cánh tay của Vân Lang thì cười tới không thấy mắt đâu nữa, đá con hổ cũng đang thò đầu nhìn lăn qua một bên, làm con hươu sao vốn không dám rời khỏi Vân Lang quá hai bước ra sức sán tới gần y.
Chỉ là nhìn Thái Tể nâng cánh tay mình lên mà chảy nước dãi, Vân Lang lo lắm, đến y nhìn còn muốn ăn nữa là loại người quanh năm ăn thứ thịt không cần biết sống chín như Thái Tể.
Thái Tể không biết nghĩ ra cái gì, bóp miệng Vân Lang sau đó nhét bàn tay bẩn thỉu chai sần của ông ta vào miệng Vân Lang, kể cho y ú ớ phản đối vẫn cứ móc qua móc lại, lát sau không ngờ lôi ra một thứ xám xịt.
Vân Lang cúi đầu nôn thốc nôn tháo, có sữa hươu trắng nhờ nhờ, có miếng lê, thịt chưa tiêu hóa hết, nôn cả đống.
Thái Tể chưa tha cho y, kéo Vân Lang ra ngoài, bóp miệng hướng về phía mặt trời, dùng cái bừa nhỏ bện bằng sợi vàng cho vào trong yết hầu y mà móc.
Vân Lang chưa bao giờ đi nội soi, nhưng y đoán nội soi còn dễ chịu hơn thế này trăm lần, Thái Tể cứ mỗi lần y nôn xong lại cho xúc miệng rồi móc tiếp, móc đến khi miệng y chảy máu mới thôi.
Cuối cùng ông ta thở dài buông một câu hết sức vô trách nhiệm: " Phải đợi tự rụng ra thôi."
Cách chữa trị của ông ta thô bạo, vô nhân tính, nhưng đến con hổ còn bị ông ta đá như chó nhà, Vân Lang làm sao phản kháng được.
Thấy ánh mắt ông ta lại chiếu lên người mình, Vân Lang rối rít xua tay, ý bảo không được quá lỗ mãng, bản thân y biết, rất nhiều lớp da vẫn còn dính vào người y, phải để tự nó bong ra mới được.
May mà Thái Tể hiểu được dấu hiệu này, không tiếp tục nữa, nếu không cái ngọn lửa sinh mạng vừa le lói của y bị ông ta bóp tắt mất.
" Tài nghệ của gia gia cao lắm, thấy không, con hổ này gãy chân, được gia gia chữa lành đấy."
Thái Tể đắc ý chỉ con hổ, con hổ liền có linh cảm, chạy vọt sang bên Vân Lang, làm con hươu kêu lớn một tiếng vòng tới phía trước, có thể nhìn ra nếu có thể, con hổ cũng không muốn ở cạnh ông ta.
Cổ họng bớt tắc hơn nhiều, nhưng bị Thái Tể lột mất một lớp da, đến nuốt nước cũng xót, may là thời gian qua y bị đau đớn dày vò quen rồi,
Vì phân tán ham muốn chữa bệnh của Thái Tể, Vân Lang ra sức ra hiệu, muốn vào nhà đá, so với trị bệnh, y còn mong học được cách nói chuyện của ông ta hơn.
Bữa tối hôm đó thịnh soạn lắm, có quả dại và thịt thỏ, thịt thì hai người không ăn mấy, đại bộ phận là cho con hổ, Thái Tể nhìn con hươu sao rất lâu. Vân Lang vội vàng dùng cánh tay duy nhất sử dụng được ôm lấy cổ con hươu, mặc dù con hươu hết sữa rồi, y không thích nướng ân nhân cứu mạng cho vào bụng.
Hành động này của Vân Lang như khơi lên tâm sự của Thái Tể, ông ta khều cho cái bến lửa cháy to hơn, ngồi ngây một lúc rồi dùng lời đơn giản nhất kể tiếp lịch sử gia tộc của mình.
" Vương năm hai chín, gia tổ bị vương giận lây đi đất tổ Thượng Khê chăn ngựa, thời gian sau vương hết giận lại lần nữa gọi gia tổ về Hàm Dương làm gia tể của vương. Về tới Hàm Dương, tài sản nhà cửa nô phó trong nhà bị người ta chiếm đoạt hết rồi, gia phụ muốn đoạt lại, tổ phụ ngăn cản, nói chút tài sản không đáng nói, chỉ cần trở về bên vương là đủ."
" Gia tổ thường nói: Thân này thuộc về vương, ở Thượng Khê nuôi ngựa vì ra sức cho vương, nhậm chức ở Hàm Dương cũng là vì vương, không có gì khác biệt. Đừng vì Hàm Dương phồn thịnh mà đắc chí, đừng vì Thượng Khê hẻo lánh mà ủ rũ, đều là làm việc có ích cho vương, đó là vinh dự của gia thần."
"Tháng sáu vương tới Hạnh Lộc Uyển, lệnh tả hữu đuổi hươu sao cho vương dùng cung giết, vương giết hai con, vẫn chưa hết hứng. Khi đó có yêu nhân Lô Sinh tiến ngôn: Hôm nay mặt trời tối tăm, có âm thần qua đường, cần cần có thai chưa ra đời của hượu mẹ để hiến âm thành, sẽ có điều kỳ diệu xảy ra."
"Vương vui vẻ nghe theo, sai gia tổ đuổi hươu mẹ mang thai ra cho vương giết, gia tổ lấy lý do tháng sáu giết hươu mẹ mang thai là trái tổ chế. Vương giận, lấy tên bắn gia tổ, gia tổ không tránh, trúng ba tên. Gia tổ lúc lâm chung cảnh cáo con cháu, không được vì thế mà oán giận vương."
"Biết được di ngôn của gia tổ, vương lệnh gia phụ kế nhiệm."
"Ngươi hôm nay nhớ ơn bú sữa hươu mà bảo vệ nó, có phong thái gia tổ. Về sau nên giữ tấm lòng này."
Nói thật, câu chuyện Thái Tể kể trái ngược với quan niệm thị phi của Vân Lang, biết rõ sẽ chết mà vẫn can gián càng xung đột với tính cách bình sinh của y.
Thứ đầu tiên y học được trên đời này là sinh tồn.
Vân Lang thấy trên đời này không có gì quan trọng hơn sinh mạng của mịnh hết, từ khi bà Vân qua đời, y chẳng còn lấy một ai để mình bảo vệ, nói gì tới dùng sinh mạng đi sửa sai cho người khác. Lúc này y cũng chẳng rảnh đi nghĩ tới chuyện xa xôi ấy, chỉ lo thân thể thân thể mình có thể khôi phục được không?
Một tay Vân Lang ôm con hươu sao ngủ ngon lành, câu chuyện Thái Tể kể với y chỉ là câu chuyện mà thôi, hơn nữa còn là ví dụ phản diện cần cảnh giác.
Trời sáng rồi, hôm nay khác hôm qua ở chỗ có thể dùng tay ăn hoa quả thừa tối qua, có tay mà dùng là hạnh phúc, nhất là một người mất rồi lại được, càng đầy lòng cảm kích với thế giới.
Vân Lang lại một lần nữa bị Thái Tể ném lên cái võng giống giường treo, bị ném lên cùng còn có tấm da gấu dày, y nhìn ông ta dẫn con hổ rời đi, vẫn dáng vẻ như đại tướng quân xuất chinh.
Lúc đầu tưởng ông ta đi săn, nhưng về sau mới biết là không phải, chẳng rõ ông ta sáng đi tối về làm cái gì? Nhưng y cẩn thận không hỏi.
Đừng nói bây giờ y còn chưa nói được, dù nói được thì y cũng không hỏi, trên đời này người chết vì lắm mồm nhiều vô kể.
Chả hiểu con hươu sao kia sợ con hổ, hay là mắc hội chứng Stockholm ( hội chứng về nạn nhân bắt cóc chuyển sang yêu thích kẻ bắt cóc), nó ở lỳ trong nhà đá không bỏ đi nữa.
Vân Lang nằm trên võng cao, nó thì yên tâm ở dưới võng gặm ít cây cỏ kiên cương vươn mình trên đá, cho dù Vân Lang lấy hạt quả ném nó, nó cũng chỉ rùng mình cho rơi hạt xuống rồi cúi đầu ăn cỏ tiếp.
Hết cách, không cứu được mày nữa rồi, sớm muộn mày cũng vào bụng con hổ thôi.
Sáng sớm, biển mây trong khe núi tràn ra, bình minh vừa xuất hiện cảnh tượng mặt trời lên giữa biển mây màu vô cùng côi lệ, lần đầu thấy được kỳ cảnh thiên nhiên ấy, Vân Lang ngắm cả ngày không chán, giờ thì chẳng còn hứng thú gì nữa rồi.